Xuyên rừng Cát Tiên theo tiếng gọi hoang dã của vượn đen má vàng

25/11/2023 - 19:26

Buổi sớm tinh mơ phủ sương trên những cánh rừng, thời khắc chuyển giao giữa từ đêm cũ sang ngày mới chứa đựng sự vận động âm thầm sục sôi của rừng già, chực chờ bình minh để dậy lên nhịp sống.

Buổi sớm tinh mơ phủ sương trên những cánh rừng, thời khắc chuyển giao giữa từ đêm cũ sang ngày mới chứa đựng sự vận động âm thầm sục sôi của rừng già, chực chờ bình minh để dậy lên nhịp sống.

Du khách phải băng rừng, len lỏi qua những cành nhánh rậm rạp theo tiếng hót của nhà vượn

Du khách nước ngoài gặp hướng dẫn viên địa phương đang chờ sẵn tại bến đò Vườn quốc gia Cát Tiên lúc trời chỉ mới le lói chút ánh sáng xanh mờ của ngày mới. Họ sắp có chuyến đi bộ trong rừng khoảng 2-3km, len lỏi trên các con đường mòn xuyên qua cánh rừng để tìm loài linh trưởng quý hiếm, chỉ có ở 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tên của loài vượn đen má vàng được đặt theo màu sắc của con đực trưởng thành: toàn thân đen tuyền với 2 má vàng cam sáng.

Tên của loài vượn đen má vàng được đặt theo màu sắc của con đực trưởng thành: toàn thân đen tuyền với 2 má vàng cam sáng

Sáng sớm dường như luôn là thời điểm năng động nhất của gia đình nhà vượn đen má vàng. Chúng cất tiếng hót vang vọng, du dương để gọi các thành viên trong gia đình và khẳng định lãnh thổ.

Du khách theo chân hướng dẫn viên địa phương xác định phương hướng qua tiếng vượn hót để tìm đến nơi gia đình vượn đang tìm kiếm thức ăn. Tiếng hót của vượn từ trên tầng rừng cao, vào mùa khô có thể vang xa đến 3-4km. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế khi di chuyển trong rừng rậm lại là chuyện khác hẳn: đôi khi hướng dẫn viên và du khách phải khéo léo chạy thật nhanh, luồn lách qua những cành nhánh rậm rạp, vừa phải chú ý tránh té ngã bởi lớp đá tổ ong ngổn ngang và những dây leo, dây mây đan xen dưới chân, để kịp tìm đến nơi nhà vượn đang thoăn thoắt chuyền cành.

Trong hành trình này, mọi giác quan cơ thể đều được vận hành cao độ: cơ thể di chuyển thật nhanh, luồn tránh cành nhánh, dây leo, tai lắng nghe tiếng vượn để xác định phương hướng, mắt căng ra quan sát những lay động trên tán lá xôn xao và xung quanh tràn trề hơi thở của rừng.

Vượn mẹ đang chăm con là hình ảnh giàu tình mẫu tử đầy thiêng liêng của thiên nhiên hoang dã. Là loài có trí thông minh cao, vượn mẹ thường nuôi con rất chu đáo trong 3 năm đầu đời.

Vượn mẹ đang chăm con là hình ảnh giàu tình mẫu tử đầy thiêng liêng của thiên nhiên hoang dã. Là loài có trí thông minh cao, vượn mẹ thường nuôi con rất chu đáo trong 3 năm đầu đời

Một chặng đường tìm kiếm đổi lại là món quà tuyệt vời của tự nhiên. Sự vất vả của du khách được đền bù bằng khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, an lành nhưng không kém phần nhộn nhịp khi muôn loài chim thú xôn xao bắt đầu một ngày mới, là giây phút hân hoan khi bước chân khách rừng đã bắt kịp cánh tay chuyền cành nhanh nhẹn khéo léo, tận mắt thấy gia đình vượn đen má vàng tìm được nơi có quả ngon lá nõn côn trùng béo mập, ung dung thưởng thức, xen lẫn với những tiếng hót ngân dài gọi nhau.

Niềm vui như được nhân đôi khi may mắn gặp thời điểm vượn mẹ đang chăm con: đó là hình ảnh giàu cảm xúc nhất dù trong thế giới loài người hay thiên nhiên hoang dã.

Vượn con từ lúc mới sinh đã có bản năng ôm bám lấy bụng mẹ. Chúng đều có màu lông vàng hung khi mới ra đời, giống màu sắc của vượn mẹ. Khi lớn dần, sau 1 năm tuổi, chúng đổi màu lông dần sang đen. Từ năm tuổi thứ 3 đến thứ 5, vượn con nếu là con cái sẽ thay màu lông lần thứ 2 trong đời sang màu vàng hung/vàng cam, nếu là con đực, chúng giữ nguyên màu lông đen đến khi trưởng thành.
Vượn con từ lúc mới sinh đã có bản năng ôm bám lấy bụng mẹ. Chúng đều có màu lông vàng hung khi mới ra đời, giống màu sắc của vượn mẹ. Khi lớn dần, sau 1 năm tuổi, chúng đổi màu lông dần sang đen. Từ năm tuổi thứ 3-5, vượn con nếu là con cái sẽ thay màu lông lần thứ 2 trong đời sang màu vàng hung/vàng cam, nếu là con đực, chúng giữ nguyên màu lông đen đến khi trưởng thành.
 
Chú bé vượn khoảng 1 tuổi trong ảnh đang trải qua giai đoạn đổi màu lông đầu đời, từ vàng sang đen. Vì là vượn đực, sau khi chuyển hẳn sang màu lông đen (chỉ còn 2 má vàng như để làm đỏm), chú sẽ giữ màu lông đen tuyền đó đến cuối đời.

Chú bé vượn khoảng 1 tuổi trong ảnh đang trải qua giai đoạn đổi màu lông đầu đời, từ vàng sang đen. Vì là vượn đực, sau khi chuyển hẳn sang màu lông đen (chỉ còn 2 má vàng như để làm đỏm), chú sẽ giữ màu lông đen tuyền đó đến cuối đời

 
Nếu may mắn, trong hành trình tìm theo tiếng gọi nơi hoang dã, chúng ta còn có thể gặp đàn voọc chà vá chân đen kiếm ăn gần đó. Ảnh: Nguyễn Văn Cường.

Nếu may mắn, trong hành trình tìm theo tiếng gọi nơi hoang dã, chúng ta còn có thể gặp đàn voọc chà vá chân đen kiếm ăn gần đó. Ảnh: Nguyễn Văn Cường

 

Sau khi quan sát, ngắm nhìn nhà vượn thỏa thuê, lượt về là thời gian du khách nhẩn nha khám phá những loài động vật nhỏ khác của khu rừng. Một con nhông Bach đang hưởng thụ ánh nắng ấm áp của ngày mới

 
Rất dễ gặp sóc, nhen, chim chóc và côn trùng.

Rất dễ gặp sóc, nhen, chim chóc và côn trùng

 
Loài côn trùng nhỏ có bộ cánh xanh thẫm hoặc xanh lơ này rất dễ thấy ở rừng nhiệt đới. Chúng có chiếc vòi dài cong nên thường được gọi là ve vòi voi hay bướm vòi voi.

Loài côn trùng nhỏ có bộ cánh xanh thẫm hoặc xanh lơ này rất dễ thấy ở rừng nhiệt đới. Chúng có chiếc vòi dài cong nên thường được gọi là ve vòi voi hay bướm vòi voi

 
Vào mùa chim bắt cặp và làm tổ, không khó để bắt gặp những tổ chim lủng lẳng trên cành. Một con chim mỏ rộng đỏ đang đem mồi về mớm cho chim non trong tổ.

Vào mùa chim bắt cặp và làm tổ, không khó để bắt gặp những tổ chim lủng lẳng trên cành. Một con chim mỏ rộng đỏ đang đem mồi về mớm cho chim non trong tổ.

Theo VY TRẦN (Báo Đồng Nai)