An Giang là tỉnh đầu tiên ban hành cơ chế chính sách để quản lý và khai thác quỹ đất tại Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 24-12-2013; ban hành đề án tạo quỹ đất phục vụ phát triển KTXH đến năm 2020 (Đề án số 338/ĐA-UBND ngày 7-6-2017). Theo đó, tạo quỹ đất cho 832 dự án, với diện tích 8.385ha phục vụ nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành nông nghiệp (NN), du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, với tổng vốn tạo quỹ đất khoảng 27.334 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong đề án là có cơ chế tạo quỹ đất dự trữ khai thác địa tô, kêu gọi đầu tư, cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh mời gọi doanh nghiệp (DN) có khả năng tài chính cùng hợp tác tạo quỹ đất, thực hiện phân chia nguồn thu theo phương án hợp tác được duyệt.
Để thúc đẩy các dự án NN quy mô lớn, tăng cường liên kết trong sản xuất lớn làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực NN, An Giang đã xây dựng đề án thí điểm tạo quỹ đất bằng hình thức thuê đất của người dân để thực hiện dự án NN ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC). Trong đó, DN triển khai dự án NN có quy mô lớn là bên thuê đất, người dân có đất cho DN thuê lại quyền sử dụng đất. Nhà nước giữ vai trò làm trung gian để 2 bên gặp nhau thống nhất về mức giá thuê đất, thời gian thuê, phương thức và chu kỳ trả tiền. Đồng thời, Nhà nước hỗ trợ các bên ký kết các hợp đồng dân sự về thuê đất và giữ vai trò chứng thực hợp đồng theo luật. Đề án này, tỉnh cho phép nhân rộng để mời gọi đầu tư phát triển cho các dự án NNƯDCNC có tính đòn bẩy tạo sự lan tỏa trong phát triển NN.
An Giang tăng cường tạo cơ chế đất sạch để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), thời gian qua, công tác tạo quỹ đất, thu hút DN đầu tư đã được tỉnh tập trung hỗ trợ rất lớn cho nhà đầu tư và để làm tốt hơn nữa công tác tạo quỹ đất, đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh, thời gian tới, sẽ tập trung các giải pháp, trước hết là đẩy mạnh việc hợp tác với DN tạo quỹ đất. Sở TN&MT lập và đề xuất danh mục tạo quỹ đất dự trữ trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh mời gọi các DN có khả năng tài chính cùng hợp tác tạo quỹ đất.
Đẩy mạnh triển khai đề án tạo quỹ đất bằng hình thức thuê đất của người dân để thực hiện dự án NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ DN tiếp cận với người dân để thuê lại đất NN triển khai dự án NN quy mô lớn. Đồng thời, hỗ trợ tiền thuê đất một số năm đầu, sau đó DN trả lại hàng năm để khuyến khích các dự án NNƯDCNC có tính chất quan trọng, đòn bẩy trong phát triển NN của tỉnh. Đồng thời, tạo quỹ đất xây dựng khu, cụm công nghiệp để thu hút các DN đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp. Rà soát quy hoạch, lựa chọn một số cụm công nghiệp có vị trí thuận lợi, kết nối tốt với hệ thống hạ tầng giao thông, có khả năng phát huy hiệu quả đầu tư để tập trung tạo quỹ đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút DN đầu tư sản xuất- kinh doanh.
Tăng cường hỗ trợ DN tạo quỹ đất trước, xin chủ trương đầu tư; Nhà nước ứng vốn của DN để bồi thường, giải phóng mặt bằng và cam kết thời hạn bàn giao quỹ đất sạch cho DN triển khai các dự án thuộc trường hợp Nhà nước cho phép thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai, để DN có quỹ đất sạch triển khai dự án. Toàn bộ số tiền DN ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được cấn trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp theo quy định…
Đối với quỹ đất công của tỉnh đã được đưa ra khai thác trong nhiều năm qua, còn lại chủ yếu là đất đồi núi, đất dôi dư ở các huyện. Do đó, hầu hết các DN có nhu cầu đầu tư phải tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với hộ dân, nên thời gian tạo quỹ đất kéo dài… Xuất phát từ thực tế trên, An Giang đã triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá trong công tác tạo quỹ đất, rút ngắn thời gian, thủ tục, tạo thuận lợi cho DN triển khai dự án. |
Bài, ảnh: P.V