Hoa hoè
Hoa hòe uống rất thơm, giúp chữa nhiều bệnh lý khác nhau như trĩ, huyết áp cao, mất ngủ… Hoa hòe dùng tốt nhất khi còn ở dạng nụ, do khi còn là nụ, hàm lượng rutin - một loại vitamin P là cao nhất.
Rutin - hoạt chất của hoa hòe, có tác dụng giúp nâng cao độ đàn hồi của mạch máu và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể.
Do vậy, người ta thường dùng hoa hòe để giảm huyết áp và phòng các biến chứng của huyết áp cao như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.
Hoa khế
Khế chua tên khoa học Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me đất (Oxalidaceae). Hoa khế chua được dùng trong các bài thuốc chữa ho, viêm phế quản rất tốt.
Trẻ bị ho dùng hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g hấp cách thuỷ. Nước hoa sau khi hấp để muội cho trẻ dùng dần.
Trẻ viêm phế quản cấp tính dùng hoa khế tươi 30g, gừng (sao) 10g, nấu với 200ml nước sôi 5 phút, để uống lúc còn ấm.
Hoa bưởi
Hoa bưởi có tác dụng trị hoa và tiêu đờm rất hiệu quả. Dân gian còn dùng hoa bưởi làm thuốc tiêu thực (tiêu thức ăn khi ăn nhiều thịt).
Dùng hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi đun khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước, thêm nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Loài hoa này còn có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện. Hoa bưởi 12g, chưng với trà uống tiêu thực.
Hoa mít
Mít tên khoa học là Artocarpus integrifolia Linn, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), dân gian thường dùng hoa mít đực sắc uống giúp phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa.
Hoa xấu hổ
Xấu hổ là loại cây dại nhưng tác dụng chữa bệnh rất tốt cho chị em phụ nữ.
Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, đau nhức khớp gối, đau bụng đột xuất (không do xung huyết) có thể dùng 150g rễ, cây và hoa, phơi 2 nắng, thái khúc 2-3cm, nấu trong 800ml nước còn 200ml. Chia làm 4 phần (50ml/phần), uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Hoa cau
Hoa cau là nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… Trong hoa cau còn có vitamin A, vitamin C và nhiều chất xơ.
Trị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: Lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn.
Trị ho, làm tốt dạ dày, bổ tỳ: Lấy 4 lạng hoa cau, 2,5 lạng sườn, muối đủ dùng. Hoa cau cắt đoạn nhỏ, bỏ cuống, ngâm rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo.
Hoa chuối
Dân gian người ta thường dùng hoa chuối để chữa sa tử cung: Lấy hoa chuối tiêu (nhặt những hoa đã rụng xuống đất) sao tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh thứ bột đó, dùng nước sôi để chiêu thuốc. Cũng có thể dùng 60 g củ chuối tươi sắc uống làm nhiều lần mỗi ngày.
Chữa đau tim, hồi hộp, mất ngủ: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ; tim lợn rửa sạch bổ tư; hai thứ cho vào nồi đun trong 30 phút, sau đó bỏ bã hoa chuối, ăn tim lợn và uống nước. Công dụng: Bình can giáng nghịch, ích khí an thần, trấn tĩnh.
Hoa bí đỏ
Bông bí đỏ ít chất béo bão hòa, không chứa cholesterol, ít sodium (Na), nhiều calcium (Ca), sắt (Fe), magnesium (Mg), potassium (K), phosphor (P), nhiều vitamin như niacin, riboflavin, thiamin, vitamin A.
Bông bí cũng chứa các hợp chất polyphenol (flavonoid) tác dụng phòng bệnh tim mạch, huyết áp. Loại hoa này còn giúp phòng bệnh loãng xương nhờ chứa nhiều khoáng tố như Ca, Mg; bảo vệ và tăng cường thị lực, chống bệnh thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.
Trong 100g bông bí đỏ chứa một nửa số lượng vitamin C và khoảng 40% vitamin cần thiết mỗi ngày, 5% mức tiêu thụ Fe, K, Ca và Mg, nhiều vitamin nhóm B và folat, đây là những chất rất tốt cho phụ nữ đang mang thai và giúp cho thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt.
Đông y xem bông bí là loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, nhuận tràng.
Hoa bí thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hơi chát nên có tính thu sáp nhẹ. Thu sáp nên cầm mồ hôi, cố tinh.
Trợ dương: Nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc, hến) có khả năng cường dương, ăn với hoa bí để cố tinh, chống hoạt tinh. Cuốn nhuyễn thể vào trong hoa bí rồi xào nấu sẽ có một món ăn ngon lại tăng khả năng tình dục.
Hoa đu đủ
Đu đủ còn có tên khoa học: Carica papaya L. Họ đu đủ papayaceae. Bác sĩ Vũ cho hay hoa đu đủ có tác dụng trừ ho, viêm họng, viêm phế quản. Trường hợp viêm phế quản dùng hoa đu đủ đực phơi khô 20g, hấp với đường phèn 50g, ăn lúc còn ấm.
Người bị ho do viêm họng dùng hoa đu đủ đực 1g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g hấp cách thuỷ. Dùng ngậm 2 - 3 lần/ngày, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.