Chiều nay (19/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Trưa 19/9, theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, trong những giờ qua, trên địa bàn có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 80 - 140mm, một số nơi ở huyện miền núi Đakrông cao hơn như: La Tó 223mm, Tà Long 195,8mm, Ba Nang 152,8mm.
Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4, gây ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam đã đưa ra cảnh báo để các tỉnh, thành phố kịp thời, chủ động ứng phó với diễn biến của thiên tai.
Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024; nguy cơ cao sẽ xảy ra mưa lớn, dông lốc, sạt lở ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học
Rút kinh nghiệm từ nhiều mùa bão trước, người dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, đồng thời tất bật lo dọn dẹp, kê cao đồ đạc để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Để hỗ trợ người dân khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 nhanh chóng ổn định đời sống, nhiều hoạt động thiết thực đã được các địa phương, đơn vị, tổ chức thực hiện.
Dự báo, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, sau khi mạnh lên, bão sẽ đổi theo hướng Tây Tây Bắc, vào đất liền các tỉnh miền Trung.
Ngày 18/9, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua thống kê cho thấy hiện toàn tỉnh có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, lũ quét, ngập úng trong mùa mưa. Trong đó, có 396 vị trí nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng, lũ quét, 3 vị trí sụt lún.
Theo bản tin lúc 6 giờ ngày 18/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 230km. Sức gió vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.
Ngày 17/9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 97/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
1 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 25 km/h, di chuyển vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông.
Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).
Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (16/9), xuất hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Bão số 3 gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc, riêng vụ sạt lở đất và lũ quét sáng 10/9/2024 tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã làm 66 người chết và mất tích tính đến ngày 15/9.
Hiện nay đang có cơn bão Bebinca hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão Bebinca được cơ quan khí tượng quốc gia dự báo sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C, có nơi dưới 23 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.