Tại sao 2 năm đầu là "thời gian vàng" cho doanh nghiệp mới?
Doanh nghiệp mới thành lập thường đứng trước vô vàn khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng hai năm đầu để định hướng các chiến lược phát triển hợp lý, doanh nghiệp sẽ có thể tăng trưởng bền vững trong tương lai. Giai đoạn này được xem như “thời gian vàng” để doanh nghiệp:
- Xây dựng thương hiệu và tạo dựng vị thế: Doanh nghiệp mới cần xây dựng và định hình thương hiệu phù hợp với khách hàng mục tiêu. Đây là công việc vô cùng quan trọng bởi xây dựng được tên tuổi và độ uy tín tốt trong giai đoạn đầu sẽ là bàn đạp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững về lâu dài.
- Tận dụng xu hướng và nhu cầu thị trường: Thị trường thường rất nhạy bén với các sản phẩm/dịch vụ mới. Doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để mở rộng thị phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có quá trình nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng nhằm tung ra những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.
- Khả năng đổi mới linh hoạt: Các doanh nghiệp mới thành lập với bộ máy đơn giản thường có khả năng thích ứng để chuyển đổi mô hình kinh doanh dễ dàng hơn so với những doanh nghiệp lâu đời.
Việc tận dụng thời gian vàng để thực thi các chiến lược kinh doanh khoa học có ý nghĩa quan trọng.
Lợi ích của việc tận dụng "thời gian vàng"
Gia tăng tốc độ phát triển: 2 Năm đầu là giai đoạn rất quan trọng để xây dựng uy tín, hình ảnh cũng như định hình thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Chính vì vậy, nếu biết mở rộng nguồn vốn phục vụ cho các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ xây dựng nền móng vững chắc, tiến đến sự tăng trưởng dài hạn ổn định.
Nâng cao vị thế cạnh tranh: Việc tận dụng giai đoạn đầu quý giá để đầu tư vào các chiến lược kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Vai trò của tài chính trong việc tận dụng "thời gian vàng"
Để thực hiện các chiến lược kinh doanh trong thời gian vàng 2 năm đầu tiên, một nguồn tài chính vững chắc là điều rất quan trọng. Doanh nghiệp khi có trong tay tiềm lực tài chính ổn định sẽ thuận lợi trong việc tăng cường marketing, mở rộng sản xuất, nghiên cứu thị trường và tuyển dụng nhân sự.
Các doanh nghiệp mới thành lập hiện nay có thể tiếp cận các gói vay tín chấp từ ngân hàng nếu đáp ứng đủ điều kiện như uy tín, khả năng trả nợ và lịch sử tín dụng… Vay tín chấp mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp mới không có tài sản thế chấp nhưng vẫn muốn vay vốn để phát triển.
Thủ tục, điều kiện, lãi suất vay tín chấp cho doanh nghiệp mới thành lập ở mỗi ngân hàng khác nhau. Nhìn chung, sau khi hoạt động một thời gian, doanh nghiệp cần có báo cáo tài chính hằng quý, hằng năm một cách rõ ràng, minh bạch. Điều này sẽ là bằng chứng giúp ngân hàng có thể đánh giá tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp để xét duyệt gói vay.
Vay tín chấp là giải pháp huy động vốn linh hoạt cho doanh nghiệp mới thành lập.
Những chiến lược phát triển toàn diện cho doanh nghiệp hiệu quả trong 2 năm đầu
Sau khi tiếp cận thành công gói vay tín chấp kinh doanh, với số vốn hiện tại, doanh nghiệp nên đẩy mạnh các chiến lược marketing. Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và độ nhận diện thương hiệu.
Trong đó, việc lập kế hoạch tối ưu các kênh truyền thông số là rất cần thiết, thông qua các công cụ: SEO, quảng cáo Google, Facebook, thực hiện hợp tác với các thương hiệu khác, KOL/KOC... Công việc này giúp tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu mới, tạo nguồn khách hàng tiềm năng, từ đó tăng độ uy tín, doanh thu cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đẩy mạnh marketing, nguồn vốn từ vay tín chấp có thể sử dụng phục vụ cho mục đích đầu tư vào công nghệ nhằm cải tiến quy trình làm việc:
- Tận dụng công nghệ để tăng hiệu suất: Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các giải pháp phần mềm quản lý và tự động hóa quy trình công việc để tạo dự án, phân công nhiệm vụ, theo dõi tiến độ, xuất báo cáo nhanh chóng và trực quan. Đây là những giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, tăng hiệu suất.
- Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới: Doanh nghiệp nên đầu tư vào mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, liên tục cập nhật, đổi mới, cải tiến để mang đến các sản phẩm/dịch vụ độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường liên tục thay đổi, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Việc thực hiện các chiến lược kinh doanh trong thời gian hai năm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Các kế hoạch nếu được thực hiện một cách khoa học, có định hướng rõ ràng sẽ là tiền đề cho sự phát triển ổn định lâu dài trong tương lai.
Bài, ảnh: P.V