Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ngày 20/5/2024. Ảnh: TTXVN
Trước đó, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật này, trong đó quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng quốc lộ là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Liên quan đến vấn đề này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự thảo Luật - nêu 2 phương án.
Phương án 1, quy định cho phép Bộ Giao thông Vận tải phân cấp cho UBND cấp tỉnh đầu tư xây dựng quốc lộ tại điểm c, khoản 2, Điều 32; đồng thời bổ sung quy định sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công tại khoản 4, khoản 5, Điều 90 của dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý. Phương án này vừa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay, vừa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Phương án 2, cơ bản giữ nội dung điểm c, khoản 2, Điều 32 như dự thảo Luật Chính phủ trình, nhưng bổ sung nội dung điểm đ, khoản 3 Điều này quy định việc đầu tư xây dựng công trình đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về ngân sách và pháp luật có liên quan. Theo đó, trước mắt việc giao UBND cấp tỉnh đầu tư xây dựng quốc lộ vẫn thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan; đồng thời, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét sửa đổi quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan để thống nhất nội dung này, bảo đảm tính khả thi.
Trong phiên họp chiều, sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Thời gian còn lại của buổi chiều, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.
Theo TTXVN