Công dụng của máy bẻ đai sắt
Trong ngành xây dựng và cơ khí, đai sắt cần được uốn cong thành hình dạng mong muốn (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, chữ U, chữ V...).
Những đai sắt sau khi được uốn bằng máy bẻ đai sắt được sử dụng theo mục đích của từng công trình:
- Xây dựng khung cốt thép: Tạo ra các thành phần của khung cốt thép, bao gồm các thanh chống, dầm, cột và móng
- Đổ cốt thép bê tông: Tạo cấu trúc vững chắc và chống nứt của bê-tông
Bên cạnh đó, máy bẻ đai sắt còn có thể sử dụng linh hoạt trong việc duỗi thẳng các thanh sắt bị cong vênh hoặc nắn chỉnh các thanh sắt bị gỉ sét.
Các bộ phận chính của máy bẻ đai sắt
Có hai loại máy bẻ đai sắt chính: Máy bẻ đai sắt thủ công sử dụng sức người để vận hành và máy bẻ đai sắt tự động sử dụng động cơ để vận hành.
Dù vậy, một máy bẻ đai sắt cơ bản sẽ có những bộ phận sau đây:
- Khung máy: Thường được làm bằng kim loại có khả năng chịu lực tốt, giúp các bộ phận khác của máy có thể hoạt động một cách ổn định
- Hệ thống duỗi gồm các con lăn (lô thép) được bố trí theo các trục, thực hiện việc nắn thẳng.
- Hệ thống bẻ đai: Gồm các ben thủy lực và dao cắt để bẻ và cắt các thanh sắt theo các góc và độ dài khác nhau.
- Động cơ: Cung cấp năng lượng làm chuyển động các bánh răng và tạo lực bẻ đai.
- Nút điều khiển: Điều chỉnh các thiết lập và thao tác của máy.
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy bẻ đai sắt
So với việc bẻ đai thủ công, máy bẻ đai sắt có thể thực hiện việc duỗi, uốn, bẻ và cắt sắt thép chính xác đến từng mm. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi kỹ thuật chính xác và hiểu biết về các tiêu chuẩn liên quan. Trước khi vận hành, bạn nên:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Kiểm tra nguồn điện.
- Mặc đồ bảo hộ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn lao động.
- Chuẩn bị đai sắt cần bẻ.
Bước 1: Đưa sắt vào hệ thống duỗi
- Nới lỏng các con lăn sao cho phù hợp với đường kính của đai sắt.
- Khi đưa đầu sắt đến bánh kéo, siết chặt các con lăn và bánh kéo để cố định thanh sắt.
Bước 2: Khởi động máy
Đồng thời, bật công tắc điện và kiểm tra đèn báo nguồn điện. Lúc này, máy luôn ở chế độ thủ công điều khiển bằng tay.
Bước 3: Duỗi sắt
- Nhấn nút điều khiển “kéo tới”, kiểm tra đoạn sắt vừa ra khỏi lỗ dao.
- Nếu đoạn đai sắt vừa ra còn bị cong vênh, cần nới lỏng hoặc siết chặt các con lăn cho đến khi đai sắt được nắn thẳng.
Bước 4: Điều chỉnh các thiết lập trên màn hình điều khiển
- Hình dạng sản phẩm (đoạn thẳng, hình vuông, hình chữ nhật...).
- Chiều dài các cạnh.
- Số lượng sản phẩm.
Trong trường hợp bạn muốn tiến hành thủ công, sử dụng các nút bấm “kéo tới”, “kéo lui”, “bẻ tới”, “bẻ lui”, “cắt tới”, “cắt lui” trên màn hình hiển thị để tạo ra sản phẩm mong muốn.
Bước 5: Tiến hành bẻ đai và kiểm tra kết quả
- Nhấn nút chuyển qua chế độ tự động trên màn hình hiển thị và đợi thành phẩm.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Điều chỉnh lại các khóa con lăn, bộ kéo, con chỉnh góc.
Minh Long - Địa chỉ cung cấp máy bẻ đai sắt chất lượng cao
Để đảm bảo năng suất làm việc và nâng cao tuổi thọ máy, bạn nên sử dụng loại máy cắt uốn thép phù hợp với nguyên vật liệu. Là cơ sở chuyên phân phối và cung cấp các loại thiết bị xây dựng, cũng như máy bẻ đai sắt chất lượng cao, Minh Long nhận được sự tin tưởng của các nhà thầu trong ngành xây dựng nhờ quá trình hỗ trợ kỹ thuật vô cùng chuyên nghiệp. Máy bẻ đai sắt được cung cấp bởi Minh Long đã được nhiều khách hàng đánh giá là sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.
Để tìm hiểu thêm về máy bẻ đai sắt cũng như nhận được hướng dẫn chi tiết tại Minh Long, vui lòng liên hệ đến các chi nhánh 3 miền của Minh Long tại:
Hà Nội: Số 254, Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Hotline: 0936.766.266
Hồ Chí Minh: Số 95 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - Hotline: 0915.463.433
Nghệ An: Cầu Cấm QL1, xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, Nghệ An - Hotline: 0961.232.555
Mong rằng những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tìm hiểu thêm về máy móc xây dựng qua các bài viết khác tại Minh Long nhé.
Bài, ảnh: P.V