Một cuộc khảo sát về tỷ lệ lan truyền virus SARS-CoV-2 cho thấy biến chủng phụ từ Delta đang phát triển ở Anh ít có khả năng dẫn đến các ca mắc COVID-19 có triệu chứng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra thiết bị lọc không khí có khả năng loại bỏ virus SARS-CoV-2 bay lơ lửng. Phát hiện này có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng các khu điều trị COVID-19.
Một công ty Nhật Bản đã phát triển phương pháp xét nghiệm mới trong đó sử dụng giun tròn để nhận diện dấu hiệu sớm của ung thư tụy từ nước tiểu con người.
Cơ quan giám sát, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Nga (Roszdravnadzor) đã đồng ý cho phép hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của một loại thuốc viên kháng virus trong điều trị và ngăn ngừa COVID-19 tại Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Tiến sĩ người Việt Nguyễn Thúy Quỳnh, giảng viên cao cấp tại Đại học RMIT ở Australia, vừa được nhật báo quốc gia The Australian bình chọn là nhà nghiên cứu hàng đầu của Australia về vật liệu tổng hợp (composite) trong năm 2021, với đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu chống cháy giúp bảo vệ các ngôi nhà và công trình xây dựng khác không bị tàn phá bởi cháy rừng.
Ngày 14-11, Hãng thông tấn Bahrain thông báo nước này đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp thuốc chống COVID-19 mang tên Evusheld của hãng AstraZeneca, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn sử dụng thuốc này.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng sử dụng vaccine của Pfizer đối với trẻ nhỏ, vaccine có hiệu quả lên tới 90,7% trong ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.
Một nghiên cứu đã phát hiện việc điều trị thường xuyên bằng thuốc kháng sinh penicillin có giá cả phải chăng, kết hợp với tầm soát sớm, có thể ngăn ngừa hiệu quả sự phát triển của bệnh thấp tim.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một loại thuốc siêu phân tử giúp nối các tế bào thần kinh, mở ra hy vọng cho những bệnh nhân bị liệt có thể đi lại được sau một tháng điều trị.
Đại học Southern California (USC), ở Los Angeles, Mỹ đã buộc phải sơ tán sinh viên tại nhiều tòa nhà trong khuôn viên trường sau khi nhận được thư đe dọa đánh bom.
Người đứng đầu Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi (ACDC), ông John Nkengasong ngày 11-11 cho biết hãng dược phẩm Moderna của Mỹ đã đề xuất bán vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho Liên minh châu Phi (AU) với giá 7 USD/liều.
Các vaccine thế hệ tiếp theo phòng COVID-19 nên tập trung vào việc tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại sự nhân bản protein của virus SARS-CoV-2. Đây là kết luận trong nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 10-11.
Thiết bị này được chế tạo từ các tấm nano SnS-một loại vật liệu siêu mỏng, với độ dày chỉ 10 nanomet-bằng 1/2 độ dày của các thiết bị sử dụng tia X hiện nay, mỏng hơn khoảng 10.000 lần so với tờ giấy.
Các nhà khoa học đã xác định được một kháng thể có thể bảo vệ con người khỏi virus SARS-CoV-2, các biến thể của nó và các loại virus Corona khác.
Ngày 9-11, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Soumya Swaminathan đã bày tỏ hy vọng về triển vọng phát triển các loại vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai, có thể bao gồm dạng xịt mũi và dạng uống.
Nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan bày tỏ hy vọng vào vaccine COVID-19 "thế hệ 2", có thể bao gồm dạng xịt và thuốc uống.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9-11, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ đã nộp hồ sơ cho Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) xin cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em từ 6-11 tuổi.
Sáng 9-11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bay vào vũ trụ từ bãi phóng Uchinoura (Nhật Bản) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam. Chứng kiến giây phút tự hào, xen lẫn niềm kiêu hãnh này, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã gọi điện chúc mừng các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam: “Tôi có cảm giác như đang bay theo trái tim của Tổ quốc, bay cùng vệ tinh NanoDragon để lên quỹ đạo. Vệ tinh NanoDragon là hình ảnh tương lai cho nền công nghiệp vũ trụ Việt Nam…”.
Công ty MigVax của Israel được cấp 3,2 triệu bảng Anh để phát triển một loại vaccine dạng viên uống có tên MigVax-101, được sử dụng như mũi tăng cường cho người đã tiêm đủ liều.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia ngày 3-11 đã đồng ý cấp phép sử dụng thí điểm thuốc kháng virus Molnupiravir trong trường hợp điều trị khẩn cấp cho các bệnh nhân COVID-19.