Vào thời điểm con khủng long gọi là Bonapartesaurus rionegrensis được phát hiện ở Argentina năm 1984, nó được chẩn đoán bị gãy xương bàn chân. Tuy nhiên, một phân tích mới cho thấy nó có một khối u ở chân và hai vết gãy đau đơn ở đốt sống đuôi.
"Chúng tôi bất ngờ bởi sự phát triển quá mức của phần xương khiến nó sưng lên và bao phủ gần như toàn bộ bàn chân", Penélope Cruzado-Caballero, tác giả chính của nghiên cứu và là một nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Cổ sinh vật và Địa chất CONICET cho hay. .
Hàng loạt vết thương khiến con khủng long sống chật vật trước khi chết. (Ảnh: SINC)
Theo Penélope, khối u kích thước lớn nhưng không ảnh hưởng tới vùng chèn ép cơ. "Vì vậy, chúng tôi không thể chắc chắn tổn thương này có ảnh hưởng tới sự vận động của nó hay không", ông cho biết.
Nghiên cứu cho thấy khối u không di căn tới các xương khác. "Do đó dù ảnh hưởng nghiêm trọng tới cổ chân, nó không gây ra cái chết cho con khủng long", nhà cổ sinh vật học nói thêm.
Ngoài khối u ở chân, nhóm nghiên cứu phát hiện vết gãy ở một số gai thần kinh của đốt sống đuôi của Bonapartesaurus rionegrensis.
"Nó có thể liên quan tới chấn thương do một cú đánh mạnh khiến xương bị dịch chuyển, làm cho cột sống bị cong", Penélope cho biết.
Các đốt sống bị gãy gần như đã lành hoàn toàn, không làm lệch cột sống, nhưng các nhà nghiên cứu quan sát thấy vết chai khi xương lành lại.
Theo các nhà khoa học, bên cạnh vết gãy ở đuôi, một số bệnh nhiễm trùng có thể đã cản trở khả năng di chuyển của đuôi và khiến con khủng long đau đớn khi đi lại.
Điều khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên hơn cả là dù mắc nhiều bệnh, con Bonapartesaurus rionegrensis vẫn sống được khoảng nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị thưong.
Về vết thương ở đuôi, nhóm nghiên cứu cho rằng con khủng long có thể đã bị ngã, va phải một vật thể nào đó hoặc tự vệ trước những kẻ săn mỗi. Cũng có thể một con khủng long nào đó đã vấp phải đuôi của nó.
Theo DIỆU HOA (VTC News)