Lá đinh lăng có ăn được không?

17/05/2023 - 10:13

Lá đinh lăng có ăn được không là câu hỏi được không ít người quan tâm, dưới đây là giải đáp về lá cây đinh lăng ít người biết.

Tổng quan về cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Tên khoa học của đinh lăng là Poliscias fruticosa Harms, thuộc Họ Nhân sâm - Araliaceae.

Cây đinh lăng cao 0,8-1,5m hoặc hơn, nhẵn và không có gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm, lá chét cuống mảnh, dài 5-15mm, dạng màng, răng không đều, thường bị khía hoặc chia thùy, nhọn, dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ, thành chùy, tán ngắn, dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng cỡ 3-4mm, dầy 1mm mang các vòi nhụy tồn tại.

Cây có gốc ở quần đảo Polynêdi, nay được trồng ở nước ta, Lào, Campuchia và ở các vùng nhiệt đới của cựu lục địa. 

Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà.

Lá đinh lăng có ăn được không là băn khoăn của nhiều người

Lá đinh lăng có ăn được không?

Lá đinh lăng vị bùi, đắng, thơm, hơi mát. Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, lá đinh lăng có tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Lá đinh lăng được dùng trong các bài thuốc chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.

Ngoài ra, lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.

Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Lá đinh lăng có ăn được không?" rồi phải không.

Theo VTC