Làm gì khi bị biến chứng do tiêm filler?

03/10/2019 - 16:41

Gần đây, rất nhiều biến chứng của filler đã xảy ra, dù filler đã được Cục Quản lý về thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận về sự hiệu quả và độ an toàn khi được tiêm vào trong cơ thể người. FDA cho phép tiêm làm đầy các nếp nhăn da, những vết hằn sâu của da (nếp mũi má, nếp hằn quanh miệng khi cười, một số nếp hằn như sẹo mụn…).

Cũng giống như các dược phẩm khác, filler cũng có những biến chứng và nguy cơ, gồm: biến chứng ngắn hạn, dài hạn và vĩnh viễn. Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền, Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Thẩm mỹ Thanh Tuyền, TP. Long Xuyên) khuyến cáo: “Các biến chứng hiếm gặp gồm: phản ứng dị ứng trầm trọng dẫn đến tình trạng sốc và có thể tử vong, các chất làm đầy có thể chạy lệch khỏi vị trí tiêm.

Ngoài ra, có thể thủng hoặc loét da, làm cho filler bị lồi ra ngoài ngay tại vùng tiêm do nhiễm trùng vùng da bị tiêm. Filler có thể tạo những vón cục nằm vĩnh viễn tại vùng mặt, vùng mu bàn tay và có thể đột quỵ, tổn thương mạch máu.

Một số trường hợp dẫn đến mù lòa, tổn thương vùng da và vùng môi. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại filler trôi nổi, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng, nếu tiêm vào cơ thể người sẽ gây ra những biến chứng khôn lường.

Bên cạnh đó, việc tiêm filler tuy đơn giản, nhưng vùng da môi rất mỏng, nếu bác sĩ thực hiện tiêm chuẩn xác sẽ không gây ra nguy hiểm trong quá trình tiêm”.

Một cas biến chứng sau tiêm filler (xóa mờ hình ảnh khi đưa lên báo)

Vì vậy, mọi người cần lưu ý những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm filler, như: sưng, bầm, nhức, đỏ, đau, ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc những vùng mu bàn tay và vùng cằm khó vận động; vùng da đã tiêm sưng, bầm, tím và gây đau trong thời gian dài.

Khi những vết bầm tím bắt đầu mưng mủ, chính là biểu hiện chúng đã bị nhiễm trùng. Nếu bạn không phát hiện kịp thời, tìm biện pháp khắc phục, mà để lâu, có thể biến chứng thành hoại tử. Lúc này, bác sĩ chỉ có thể xử lý ngăn vết thương không lan rộng, chứ không thể cứu chữa được vùng da đã bị phá hủy.

Biến chứng vùng tai

“Biện pháp khắc phục tốt nhất là tiêm tan filler, chống sưng, viêm. Thuốc làm tan filler chứa thành phần chính là Hyaluronidase, giúp phân giải và phá vỡ liên kết của chất làm đầy trong da của bạn.

 Từ đó, filler sẽ đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên, trả lại hình dáng vùng da như ban đầu. Tệ hơn nữa là tiến hành phẫu thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể. Hoặc cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp.

Quá trình điều trị rất phức tạp, bệnh nhân phải tốn rất nhiều thời gian, khả năng cao không thể hồi phục như ban đầu. Do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào sau khi tiêm filler, hãy đến ngay địa chỉ tin cậy để được bác sĩ thăm khám và tiến hành khắc phục nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc, ngay từ đầu, bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm để tiêm filler làm đẹp”, bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền thông tin thêm.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề tiêm filler, hãy gọi ngay cho BS. Tuyền để được giải đáp một cách chi tiết nhất. Hotline: 1900 0306. Facebook: BS. Tuyền Trần. Hoặc có thể đến trực tiếp tại Thẩm mỹ Thanh Tuyền: số 247 đường 3/2, P.10, Q.10 (TP. Hồ Chí Minh) hoặc số 1661 đường Trần Hưng Đạo, Mỹ Phước, TP. Long Xuyên (An Giang).

 

KHÁNH HƯNG