An Giang là địa phương tiên phong tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2019 (từ ngày 5 đến 10-3), tại Khu đô thị Golden City (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên).
Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu gắn với bia Thoại Sơn (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn) trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí.
Chẳng biết từ bao giờ, tên gọi “vòng xoay đèn bốn ngọn” (hay gọi tắt là “đèn bốn ngọn”) lại phổ biến ở TP. Long Xuyên đến thế, trở thành biểu tượng riêng có của thành phố. Khách phương xa đến Long Xuyên, gì thì gì cũng từng đi ngang hoặc biết đến khu vực này. Người dân địa phương lại càng thân thuộc với đèn bốn ngọn hơn, bởi cuộc sống của họ gắn liền với những vòng chuyển động quanh ngọn đèn…
Những ngày qua, các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tiễn thanh niên lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.
Thời gian gần đây, nhiều người dân An Giang biết đến ông Cao Văn Long (sinh năm 1943, ngụ khóm Đông An 4, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên) với tên gọi thân thương “ông lão vá đường”. Ông làm việc nghĩa một cách thầm lặng, nhưng lại giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn lên.
Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, rừng tràm Trà Sư - khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Nam Bộ, núi Kéc có tảng đá khổng lồ nằm nhô ra… là những điểm đến hấp dẫn.
Nhắc đến Bảy Núi, người ta hay liên tưởng đến vùng đất của những điểm check-in lý tưởng với phong cảnh hùng vĩ, trữ trình. Tuy nhiên, Bảy Núi còn là thiên đường ẩm thực với những món ăn dân dã, đậm chất văn hóa địa phương.
Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!
Ông Tôn Thất Đính chia sẻ: “Giữ căn nhà nguyên trạng đến thời điểm này, bản thân tôi và gia đình cảm thấy rất vui và tự hào. Có người hỏi mua nhà cổ giá bạc tỷ nhưng tôi không bao giờ đồng ý. Tôi thường động viên con, cháu phải cố gắng giữ căn nhà này để làm nơi thờ tự ông bà, tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của vùng đất sông nước miền Tây”.
Tôi đến “Hội cấy lúa” ở chùa Rô (xã An Cư, Tịnh Biên) bằng sự tò mò, hào hứng đặc trưng của người làm báo. Nơi đây được xem là một trong những ngôi chùa ít ỏi còn giữ lại phong tục: đồng bào dân tộc thiểu số Khmer chung tay cấy lúa làm công quả cho chùa sau hội đua bò truyền thống mừng lễ Sene Dolta. Ngày hội là sự hòa quyện giữa đạo và đời, giữa niềm vui lao động và giải trí về mặt tinh thần. Ðọng lại trong tôi là những nụ cười, ánh mắt hồn nhiên, vui tươi của họ trên đồng xanh ngăn ngắt...
Mùa nước nổi, chợ số 10 (xã Vĩnh An, Châu Thành) là nơi tập kết và buôn bán cá đồng nhiều nhất miền Tây. Dù đêm hay ngày, nơi đây cũng tấp nập ghe, xuồng của ngư dân, tạo nên bức tranh sinh động của làng quê trù phú...
Ngày nay, rau rừng hoang dại ở Bảy Núi đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách...
Thuở ban sơ, loài cá mập nước ngọt từng vẫy vùng và “cát cứ” khu vực sông Vàm Nao. Ngày nay, những câu chuyện kỳ bí về loài “thủy quái” này vẫn được lưu truyền trong dân gian.
Trong một lần tìm chị Đặng Thị Vẹn (nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Thạnh Trung, Chợ Mới) để xin tư liệu viết bài báo Xuân Ất Dậu 2017, tình cờ tôi nhìn thấy cổng nhà có 2 chú heo con chỉ cách nhà chị hơn 60 bước chân.
Đó là tour du lịch hoàn toàn mới cho những ai yêu thích thiên nhiên, thích tự mình khám phá những điều thú vị. Thực hiện một chuyến xuyên rừng trên núi Cấm, tìm hiểu những loài thuốc quý, cuộc sống an nhiên, tự tại của cư dân nơi đây và thưởng thức đặc sản núi rừng là những trải nghiệm rất khó quên.
Người ta hay chúc nhau “sống lâu trăm tuổi”, dù biết rằng sống đến 70 - 80 đã khó, huống chi là hàng trăm! Nhưng vẫn có nhiều người vượt qua con số ấy “tỉnh bơ”, sống minh mẫn, vui khỏe với đời. Dịp Tết đến Xuân về, chúng tôi tìm gặp họ để hỏi chuyện, mong tìm được vài “bí quyết”.
Với những nét đặc sắc văn hóa của 4 dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khmer) cùng nhiều điểm đến hấp dẫn, như: Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư; Khu di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê lưu giữ nhiều cổ vật hàng ngàn năm tuổi; Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc trên cù lao Ông Hổ xanh ngát
Bảy Núi xưa vốn là “giang sơn” của muôn thú, với rừng rậm âm u và nhiều loài đã trở thành một phần lịch sử của vùng đất này. Trong ngày xuân Kỷ Hợi, những huyền thoại linh thiêng thường được các bậc cao niên mang ra kể cho con, cháu nghe bên ly trà thơm, nhất là chuyện về loài heo rừng Bảy Núi.
Bạn đã dạo chơi chợ nổi ngày xuân? Nếu chưa, hãy về với quê tôi, dù không “nổi tiếng” như chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ) hay chợ nổi Ngã Bảy/Phụng Hiệp (Hậu Giang) nhưng chợ nổi Long Xuyên và chợ nổi Châu Đốc vẫn giữ được nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân vùng ĐBSCL. Chợ nổi quê tôi cũng như bao chợ nổi khác, tồn tại theo cách rất riêng.
Chuẩn bị Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp… đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động thiết thực mừng Đảng - mừng xuân,...