Kết quả tìm kiếm cho "ông Huỳnh Văn Ê"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 121
Sáng 9/1, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ án Việt Á tiếp tục với phần tranh luận. Các luật sư bào chữa đã tham gia tranh luận, phân tích nhiều luận điểm, luận cứ nhằm giảm nhẹ mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Năm 2023, kinh tế - xã hội (KTXH) huyện An Phú (tỉnh An Giang) tiếp tục phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững; công tác xây dựng Đảng được tăng cường. Có 20/20 chỉ tiêu đạt và vượt so kế hoạch (14 chỉ tiêu vượt, 6 chỉ tiêu đạt). Địa phương đứng đầu cụm thi đua các huyện.
Việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn, cùng với xu hướng mua hàng thay đổi từ mua trực tiếp sang mua trực tuyến, khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay cả khi bước vào mùa mua sắm cuối năm.
Đó là các bé đang nhập viện, điều trị bệnh tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang). Thời tiết thất thường, mệt mỏi vì bệnh, chịu cảnh bứt rứt trong khuôn viên đặc trưng của bệnh viện… bé nào cũng lười cười, siêng khóc. Nhưng với việc trải nghiệm sự kiện “Tươi như hoa”, các bé đã nhận được niềm vui trẻ thơ nho nhỏ khi nằm viện.
Bệnh trầm cảm nếu không phát hiện sớm và có giải pháp giúp đỡ, người bệnh dễ đi vào bế tắc, tự hủy hoại bản thân. Những vụ việc học sinh, giáo viên tự tử do trầm cảm gần đây là bài học đắt giá, là tiếng chuông cảnh tỉnh các gia đình cần quan tâm đến đời sống tinh thần của con em, người thân mình nhiều hơn.
Chiều 25/11, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQVN TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) Huỳnh Chí Oanh đã đến thăm, trao hỗ trợ cho 3 hộ bị hỏa hoạn ở khóm Vĩnh Chánh 2, phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Nhịp sống sôi động của mùa nước nổi không chỉ được tìm thấy ở không khí đánh bắt thủy sản ngoài đồng, mà còn rộn ràng ở các khu chợ, dọc đường, bến sông… với cảnh mua bán xôm tụ. Về cuối mùa lũ, các mặt hàng đều rẻ hơn, người dân tranh thủ mua về chế biến các món ăn đặc sắc cho gia đình.
Cần cù, vượt khó và kiên nhẫn… là những điều chúng tôi thấy được ở những “học sinh” lớn tuổi trong lớp học xóa mù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Ở đây, có người đã lên chức ông, bà, nhưng tinh thần ham học để biết đọc, biết viết rất đáng trân trọng.
Hoạt động tổ chức trông giữ học sinh ngoài giờ chính khóa rất tiện lợi cho nhiều phụ huynh bận rộn, đi làm, vì không thể đưa rước con đúng giờ hoặc không có người thân trông giữ. Đây là nhu cầu rất lớn của nhiều phụ huynh và ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phối hợp để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Kể từ khi Xưởng phim hoạt họa búp bê Việt Nam được thành lập (tháng 11/1959) và bộ phim hoạt hình Việt Nam đầu tiên 'Đáng đời thằng cáo' ra đời (tháng 6/1960), ngành hoạt hình Việt Nam đã sản xuất hàng nghìn phim, giành nhiều giải thưởng. Và mới đây, thêm một dấu son được ghi khi 'Wolfoo và hòn đảo kỳ bí' trở thành bộ phim hoạt hình trong nước đầu tiên được công chiếu thương mại, phát hành bởi hệ thống rạp chiếu lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay.
Năm học mới đến cũng là lúc những khoản thu và đóng góp mang tên “tự nguyện” lại trở thành vấn đề “nóng”, là mối bận tâm của nhiều phụ huynh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu nâng tỷ lệ đồng bào DTTS Chăm từ 15 tuổi trở lên biết đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông (tiếng Việt), huyện An Phú (tỉnh An Giang) chọn xã Nhơn Hội tổ chức điểm xóa mù chữ.