Kết quả tìm kiếm cho "19.000ha lúa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 217
Gần đây, mưa bão liên tục trút xuống nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam; các chuyên gia nhận định đây là biểu hiện rõ nhất cho trạng thái ENSO khi hiện tượng El Nino chuyển sang La Nina.
Với lợi thế cây trồng được phát huy, đàn vật nuôi phát triển ổn định, ngành hàng cá tra từng bước phục hồi, nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện vai trò là trụ cột quan trọng của kinh tế An Giang. Dự báo từ nay đến cuối năm 2024, giá bán một số mặt hàng nông sản tiếp tục duy trì ở mức cao, xuất khẩu nông sản có nhiều bước tiến mới, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của ngành nông nghiệp.
Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) thấp hơn các địa phương khác. Do vậy, huyện huy động nhiều nguồn lực kết nối những nhịp cầu nông thôn, tạo thuận lợi giao thương, vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân, tạo động lực giúp các xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.
Chiều 12/3, đoàn đại biểu huyện Munlapamok (tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), do Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng huyện Munlapamok Vannasak Xattakoun dẫn đầu, đã đến làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang, nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh An Giang. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang Trần Thanh Hiệp chủ trì buổi tiếp đoàn.
Qua nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, giành nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.
Trong khi nhiều tỉnh công nghiệp vẫn còn “ngấm đòn” sau đại dịch COVID-19 thì một tỉnh nông nghiệp như An Giang cho thấy khả năng phục hồi tốt. Nông nghiệp tiếp tục sẽ là “bệ đỡ” vững chắc thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, hướng đến hoàn thành chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025; tận dụng cơ hội bứt phá trước xu hướng nông nghiệp xanh, bền vững.
Xác định năm 2024 là thời kỳ tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch năm 2024 của ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu phát triển theo chiều sâu, tập trung vào tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu kết nối tiêu thụ và tăng cường sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được chứng nhận, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Đó là nội dung trọng tâm trong phát biểu tham luận của Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Văn Nhiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Qua đó, khẳng định vai trò của Hội Nông dân tỉnh trong tăng cường liên kết với doanh nghiệp (DN) thực hiện chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, tham gia phát triển kinh tế tập thể tại địa phương.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội (KTXH) gặp nhiều khó khăn, thách thức theo tình hình chung, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) vẫn khơi dậy nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cùng phát triển trong năm 2023.
Thời điểm gần kết thúc năm 2023, chuyển sang năm 2024, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đều tăng tốc, “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đối với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD), hợp tác xã, làng nghề, bên cạnh nỗ lực hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2023, còn tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 8/12, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã làm việc với tỉnh An Giang về “Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (Đề án).