Kết quả tìm kiếm cho "Cựu chiến binh Lào"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3239
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân vận trong hệ thống chính trị các cấp, với sự đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở. Qua đó, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng vươn lên trong Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Tối 21/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX, năm 2024 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).
Với mục đích giúp đỡ cho những người không may mắn bị tai nạn giao thông (TNGT) dẫn đến tử vong, bị tàn tật, Quỹ Giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ hỗ trợ cho nạn nhân nhằm góp phần vơi bớt nỗi đau, tiến tới hòa nhập cộng đồng.
Báo chí Việt Nam mang trong mình sứ mệnh lịch sử, từ thời sơ khai với số báo quốc ngữ đầu tiên, truyền bá văn hóa, thông tin, kinh tế, cho đến nền báo chí cách mạng anh hùng, vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng cách mạng.
Trôi qua hơn thế kỷ, báo Le Paria-Người cùng khổ tồn tại 4 năm, ra 38 số, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là “linh hồn” của tờ báo, tác động mạnh mẽ với công luận Pháp và thức tỉnh phong trào yêu nước ở các nước thuộc địa. Tờ báo là “vật chứng” sinh động cho tinh thần “vô sản các nước và dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Ngày 21/6/1925 chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu mốc không thể phai mờ trên bản đồ tư tưởng dân tộc: Báo Thanh Niên ra đời, dưới sự khai sinh của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc. Đó không chỉ là sự xuất hiện của một tờ báo, mà là tiếng kèn hiệu triệu, báo hiệu sự khởi đầu của một nền báo chí cách mạng Việt Nam – một hành trình vẻ vang kéo dài suốt một thế kỷ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của bao thế hệ những người làm báo yêu nước.
Ngày 21/6/2025 đánh dấu một thế kỷ vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam, 100 năm kể từ ngày Báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, cất tiếng nói khai sinh nền báo chí của Đảng. Trải qua một thế kỷ, những người làm báo cách mạng đã không ngừng cống hiến, hy sinh, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp kỷ niệm trọng đại này, chúng ta hãy cùng nhìn lại những chân dung nhà báo tiêu biểu đã làm rạng danh nền báo chí nước nhà.
An Giang giữ vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh vùng Tây Nam bộ, có nhiều tiềm năng kinh tế cửa khẩu rất lớn. Khu Kinh tế cửa khẩu An Giang được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, công tác xúc tiến đầu tư đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. An Giang, với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng dồi dào đang nỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam, có những phong trào để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng dân tộc. Phong trào Bình dân học vụ năm 1945 là một trong những minh chứng tiêu biểu - một phong trào vì dân, do dân và phục vụ cho sự nghiệp nâng cao dân trí, xóa mù chữ, góp phần kiến tạo nền tảng văn hóa của một đất nước độc lập.
Với điểm mốc đầu tiên là Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, xuất bản bằng chữ Quốc ngữ, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925, báo chí cách mạng ra đời như một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.