Kết quả tìm kiếm cho "Dự án GIC"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 27
Việc tận dụng rơm rạ làm phân hữu cơ thời gian qua được đẩy mạnh thực hiện. Đây là một trong những hướng đi quan trọng nhằm kéo giảm lượng phát thải khí carbon trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phù hợp tiêu chí sản xuất bền vững. Qua đó, giúp tiết giảm chi phí sản xuất dành cho phân bón hóa học, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Không chỉ là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào phát triển hợp tác xã (HTX) kiểu mới của tỉnh An Giang, đem lại lợi ích thiết thực cho thành viên, nông dân; HTX nông nghiệp Phú Thạnh (huyện Phú Tân) còn phát huy vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Thông qua dự án “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh”(GIC), nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) trong tỉnh được tiếp cận với loại hình canh tác tiến bộ, hiệu quả; tập huấn nâng cao năng lực quản trị, định hướng kinh doanh, tính toán và quyết định sản xuất dựa trên tín hiệu thị trường, hợp đồng tiêu thụ nông sản… Từ đó, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân.
Làm nông dân có phải là kinh doanh? Đó là một trong 11 chuyên đề được giới thiệu tại lớp học kinh doanh cho gần 500 hội viên phụ nữ (đang trực tiếp sản xuất lúa, nếp huyện Châu Thành, Phú Tân, Thoại Sơn và Tri Tôn).
Trong 2 ngày 10 và 11/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp Công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia tổ chức tập huấn nâng cao chuỗi giá trị xoài cho hơn 40 nông dân xã Tấn Mỹ (huyện Chợ Mới). Lớp tập huấn thuộc dự án các Trung tâm Đổi mới sáng tạo Xanh (GIC) hỗ trợ.
Ngày 11/5, đoàn đại biểu đến từ các quốc gia Châu Phi và dự án GIC toàn cầu (Dự án khu vực “Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo Xanh”) đã đến tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo sản xuất lúa gạo bền vững tại HTX Vọng Đông (huyện Thoại Sơn).
Ngày 9 và 10/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang tổ chức 2 lớp học kinh doanh cho nữ nông dân ở thị trấn Chợ Vàm và xã Phú Thạnh (huyện Phú Tân).
Canh tác lúa nếp theo SRP giúp nông dân giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tăng năng suất, lợi nhuận... Hiệu quả của mô hình được chứng minh khi triển khai trình diễn tại xã Phú Thạnh (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Ngày 4/1, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang Huỳnh Đào Nguyên chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động khuyến nông năm 2022, đề xuất nhân rộng và triển khai kế hoạch khuyến nông năm 2023. Đại diện các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trạm Khuyến nông 11 huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân trên địa bàn An Giang tham dự.
Với hỗ trợ sản xuất xanh trong nông nghiệp, nông dân trồng lúa và xoài tại An Giang có thể tiết kiệm được 40% lượng nước, giảm 25% lượng hóa chất, 60% lượng thuốc trừ sâu, giảm 40% phát thải khí nhà kính. Qua đó, giúp nông dân tham gia dự án tăng thêm thu nhập 15% trong chuỗi giá trị lúa gạo và 20% trong chuỗi giá trị xoài.
An Giang là một trong 6 tỉnh ở ĐBSCL được hưởng lợi trực tiếp từ dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh” (GIC), do tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp thực hiện. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án là thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực của hợp tác xã (HTX) lúa gạo sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 25/10, Công ty Tư vấn GFA (Đức) phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn An Giang tổ chức đoàn công tác tham quan, nắm tình hình thực tế các hợp tác xã (HTX) sản xuất lúa, gạo trên địa bàn tỉnh.