Kết quả tìm kiếm cho "GlobalGAP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 182
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư vừa ký Quyết định 511/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của đề án là góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của nông sản An Giang tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bằng nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực, Hội Nông dân xã Hòa An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã từng bước hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế. Qua đó, đã có nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay tại quê hương.
Nghị quyết 19/NQ-TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khóa XIII) xác định, nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới… Do vậy, cần chú trọng xây dựng nông dân Việt Nam phát triển toàn diện; có trình độ, học vấn và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường.
Những năm qua, huyện Thoại Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hàng hóa, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Thắng lợi từ vụ đông xuân 2022 - 2023 đã làm nông dân trong tỉnh An Giang bước vào vụ hè thu với tâm trạng phấn khởi. Cùng với thời tiết thuận lợi, giá vật tư nông nghiệp giảm… nông dân hy vọng sẽ có một vụ mùa bội thu.
Đối với diện tích xuống giống sớm vụ lúa hè thu 2023, An Giang chủ trương chỉ xuống giống khoảng 50.000ha, nhằm phân bố nguồn nước giữa các vùng trong tỉnh, chia sẻ nguồn nước với các tỉnh hạ nguồn và né hạn, mặn cuối vụ. Những giống lúa được doanh nghiệp (DN) thu mua giá cao và theo chiều hướng tăng trong thời gian qua cũng được khuyến cáo sản xuất trong vụ hè thu này để tiêu thụ thuận lợi.
Những năm qua, nhiều nông dân trong tỉnh mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no cho nông dân.
Với những diện tích canh tác lúa kém hiệu quả, An Giang định hướng chuyển đổi sang vùng trồng rau màu, vườn cây ăn trái hoặc luân canh lúa - rau màu, giúp mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng đơn vị diện tích. Đồng thời, mời gọi doanh nghiệp (DN) liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đầu tư nhà máy chế biến, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Lúa gạo và cá tra là mặt hàng thế mạnh của An Giang, đem lại nguồn thu lớn cho xuất khẩu của tỉnh. Trong nỗ lực tái cơ cấu theo định hướng đến năm 2030, tỉnh quy hoạch sản xuất tập trung, chuyên sâu các mặt hàng này, gắn xây dựng nhà máy chế biến và liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ.
Từ những hợp tác xã (HTX) được UBND tỉnh An Giang lựa chọn xây dựng hoàn thiện mô hình HTX kiểu mới của tỉnh, sẽ tạo ra các hình mẫu để phát triển kinh tế tập thể. Cùng với sự hỗ trợ, ủng hộ từ tỉnh đến cơ sở, bản thân từng HTX phải tự nỗ lực, phấn đấu.
Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.
Thực hiện mục tiêu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã đạt của các xã trên địa bàn và phát triển thêm các xã NTM, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đang triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.