Kết quả tìm kiếm cho "GlobalGAP"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 255
Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này. Ở đây, dù không có đường bờ biển dài và đẹp như thành phố Vũng Tàu nhưng thành phố Bà Rịa gây thương nhớ cho du khách bởi những miệt vườn sầu riêng trĩu quả bên cạnh các địa danh lịch sử như núi Đất, núi Thị Vải, núi Dinh, địa đạo Long Phước...
Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường ngày càng cao về các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất với kỳ vọng tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.
Huyện An Phú (tỉnh An Giang) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh gắn với kinh tế hợp tác nhằm nâng cao đời sống người dân.
Nỗ lực đầu tư, chuẩn hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu là giải pháp để các các doanh nghiệp sản xuất đưa sản phẩm dễ dàng vào được các kênh phân phối uy tín trên cả nước.
Với nỗ lực triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL (Đề án cá tra 3 cấp), An Giang hướng đến trở thành trung tâm cung ứng giống cá tra uy tín cho cả vùng. Mấu chốt thành công là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, triển khai chuỗi liên kết bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) tham gia chuỗi, đầu tư công nghệ cao vào quy trình sản xuất con giống.
6 tháng đầu năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chủ động, đổi mới sáng tạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Thời gian qua, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đẩy mạnh sản xuất cây ăn trái gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm… đạt nhiều kết quả.
Để vực dậy thế mạnh nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp (DN), trách nhiệm kiến tạo của Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Từng sở, ngành, địa phương phối hợp tốt với nhau, cùng cộng đồng trách nhiệm sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành hàng cá tra phát triển ổn định, bền vững.
Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn An Giang đẩy mạnh chuyển đổi số, nắm bắt kịp xu thế, hướng tới phát triển bền vững. Cùng với đó, ngành chức năng có nhiều chương trình, chính sách, hoạt động hỗ trợ phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
Đặc tính cá tra phù hợp với các vùng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp. Trên thị trường thế giới, cá tra được ưa chuộng bởi phẩm chất ngon, giá trị dinh dưỡng cao, nhưng giá bán “bình dân”. An Giang đang tập trung thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vùng nuôi liên kết, nghiên cứu các sản phẩm giá trị gia tăng và xúc tiến thị trường cho mặt hàng cá tra.
Mục tiêu đến năm 2030, An Giang duy trì diện tích nuôi thương phẩm cá tra đạt 1.600ha, giá trị sản xuất trên 10.000 tỷ đồng, chiếm 80% giá trị xuất khẩu thủy sản. Tỉnh khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đầu tư xây dựng chuỗi liên kết với sản lượng tiêu thụ ổn định 500.000 tấn/năm.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp An Giang tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến liên kết, tiêu thụ cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, ngành quan tâm tăng cường mối liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để sản xuất ổn định, tăng giá trị nông sản và đảm bảo đầu ra ổn định cho cây ăn trái.