Kết quả tìm kiếm cho "Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2159
Dưới lá cờ đỏ sao vàng và trong niềm tin tưởng sâu sắc vào tương lai đất nước, một quyết định có ý nghĩa lịch sử đã được xác lập: Hiến pháp được điều chỉnh để mở đường cho một cuộc cải cách hành chính sâu rộng, nhằm kiến tạo một bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả và gần dân hơn.
Thời gian qua, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có sức lan tỏa sâu rộng ở phạm vi cả nước cũng như tỉnh Quảng Nam. Nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia chương trình với mục tiêu phát huy tiềm năng và lợi thế sản phẩm OCOP.
Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Ngày 12/6/2025, đi vào lịch sử như một cột mốc quan trọng, khi Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh, thành phố, đưa cả nước từ 63 tỉnh, thành phố về con số 34 đơn vị hành chính. Trong số đó, sự hợp nhất của 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang để hình thành tỉnh An Giang mới. Từ đây, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho ngành du lịch (DL) Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, công tác xúc tiến đầu tư đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. An Giang, với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng dồi dào đang nỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Bức tranh kinh tế - xã hội cả nước tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025 mới được Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố gần đây, ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng ổn định, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại đầu tư, thu hút FDI và kim ngạch xuất khẩu... tăng khá.
Theo Công điện 82/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu ‘không vùng cấm, không ngoại lệ’, tăng cường thanh tra, xử lý cán bộ tiếp tay buôn lậu. Cuộc chiến chống gian lận thương mại và thực phẩm bẩn phải được thực hiện liên tục, không chỉ trong cao điểm, mà mỗi ngày.
Nhiều công trình hạ tầng trọng điểm vùng Tây Nam Bộ đang gặp khó khăn, vướng mắc khiến tiến độ bị chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và định hướng phát triển ở địa phương.
Chính phủ vừa có báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gửi Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Nhiều bệnh nhân quốc tế vượt ngàn cây số đến Việt Nam điều trị, vì họ tin vào chuyên môn bác sĩ, kỹ thuật hiện đại.
Tại Tỉnh ủy Kiên Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy An Giang và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang chuẩn bị toàn diện, tổ chức thực hiện hiệu quả việc hợp nhất tỉnh gắn với sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Báo An Giang xin đăng nguyên văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc này.
(tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang ngày 4/6/2025)
Hôm nay, tôi và Đoàn công tác Trung ương rất vui mừng được về thăm và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và An Giang - hai địa phương giàu truyền thống cách mạng, giữ vị trí chiến lược quan trọng ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân hai tỉnh lời thăm hỏi chân tình và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.