Kết quả tìm kiếm cho "Nâng cao chuỗi giá trị xoài"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 517
Với mục tiêu đưa trái cây An Giang đến với những thị trường tiềm năng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tăng cường phối hợp cùng các ngành, địa phương xây dựng vùng chuyên canh và kết nối đối tác để thực hiện liên kết tiêu thụ, hỗ trợ đầu ra cho nông dân.
Thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) An Giang đã có nhiều hoạt động phối hợp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp. Nhiều HTX, tổ hợp tác (THT) đã liên kết, đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD). Có nhiều mô hình liên kết sản xuất giữa HTX, THT với doanh nghiệp (DN), tạo ra sản phẩm đa dạng, góp phần đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động.
Thổ nhưỡng An Giang thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ăn trái. Thời gian qua, hoạt động liên kết, tiêu thụ cây ăn trái được quan tâm; doanh nghiệp (DN) đầu tư, xúc tiến liên kết tại các vùng chuyên canh phát triển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chưa bằng lòng với thành quả đạt được, tỉnh đang ấp ủ giấc mơ đem “cây nhà lá vườn” vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, phủ rộng trên thế giới.
Ngoài Trung Quốc và thị trường Mỹ, thị trường châu Âu cũng đang có xu hướng quan tâm đến các loại hoa quả nhiệt đới có tác dụng chăm sóc sức khỏe và hương vị tươi mới.
Ngày 24/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị liên kết và xúc tiến, tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024. Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt, Phó Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy cùng hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.
Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái năm 2024, hướng tới mục tiêu thúc đẩy sản xuất cây ăn trái chủ lực theo vùng chuyên canh và đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.
Hòa cùng quá trình dựng xây và phát triển của thị xã vùng biên, thời gian qua, nông dân Tịnh Biên hăng say lao động sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Với mục tiêu đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tại địa phương, Hội Nông dân huyện An Phú (tỉnh An Giang) sẽ tích cực đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trong hội viên, nông dân; tham gia phát triển các mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp TX. Tịnh Biên tích cực khai thác tiềm năng dựa trên điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù. Trong đó, quan tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch (DL), đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các hình thức liên kết sản xuất…, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Với dân số khoảng hơn 100 triệu người, thị trường trong nước có thể coi là sân nhà tiềm năng cho nông sản Việt Nam đẩy mạnh tiêu thụ. Khi khai thác tốt khu vực thị trường này thì ngoài việc giảm chi phí vận chuyển, gia tăng giá trị hàng hóa còn tạo ra sự ổn định về đầu ra cho nhiều mặt hàng, nhất là trong những thời điểm thị trường thế giới biến động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm dần trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong sản xuất - kinh doanh (SXKD), bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần mang lại những lợi ích thiết thực đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng.
Xu hướng nông nghiệp mới cho thấy, ứng dụng công nghệ sâu sau thu hoạch là chìa khóa để giảm thiểu chi phí, mở cửa và tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới, đồng thời gia tăng giá trị của sản phẩm. Thế nhưng, điều kiện cần và đủ cho chế biến sâu vẫn chưa đáp ứng được tại Việt Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng.