Kết quả tìm kiếm cho "Siêu thị Co.opmart Chợ Mới"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 223
Năm 2023, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là sự đồng hành, chung sức, vai trò nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho chính sách an sinh xã hội.
An Giang là thị trường có sức mua lớn nhất vùng ĐBSCL, còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) cung ứng sản phẩm tiêu dùng nội địa. Từ An Giang, hàng hóa có thể kết nối, lan tỏa ra nhiều địa phương trong nước, cũng như xuất khẩu sang Vương quốc Campuchia.
Nhằm giúp người dân, cơ sở sản xuất - kinh doanh phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, huyện Phú Tân tập trung triển khai các giải pháp nhằm phát huy giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường rộng lớn. Đồng thời, góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, tạo động lực phát triển các sản phẩm truyền thống theo hướng chuyên sâu.
Thị trường các lễ vật cúng rằm tháng Giêng tại Hà Nội diễn ra khá sôi động, lượng người mua tăng mạnh so với ngày thường. Hầu hết giá các mặt hàng thiết yếu “hạ nhiệt” so với dịp tết Nguyên đán, không xảy ra tình trạng "chặt chém".
Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Cù Minh Trọng cho biết: “Năm 2023, dưới sự lãnh, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của Nhân dân, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới tiếp tục có mức tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh”. Có 11/12 chỉ tiêu đạt và vượt so nghị quyết, thu nhập bình quân đầu người 68,63 triệu đồng/người/năm, tăng 5,03 triệu đồng so cùng kỳ. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 4 xã NTM nâng cao.
Mặc dù còn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đã lần lượt tung chiến lược giảm giá sâu đa dạng ngành hàng, nhóm sản phẩm phục vụ thị trường Tết.
Thị trường giỏ quà Tết 2024 ở TP Hồ Chí Minh khởi động khá sớm. Đáng chú ý, các loại giỏ quà Tết có giá bình dân và ưu tiên hàng nội địa được người dân chọn mua nhiều nhất.
Hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, tại cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hàng hóa được bày bán rất phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn, cùng với xu hướng mua hàng thay đổi từ mua trực tiếp sang mua trực tuyến, khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay cả khi bước vào mùa mua sắm cuối năm.
Để chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý, Sở Công Thương An Giang đã triển khai kế hoạch bình ổn thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Sáng 23/12, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức Lễ khai trương đưa vào hoạt động Co.opmart Chợ Mới, tại thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh đã đến dự.
Ngày 23/12, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) chính thức đưa vào hoạt động Co.opmart Chợ Mới, tại thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Đây là Co.opmart thứ 5 trên địa bàn tỉnh An Giang và là siêu thị thứ 129 của hệ thống.