Kết quả tìm kiếm cho "Tắm trong bao lâu"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 12501
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet thay đổi nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, phương tiện nghe, nhìn có lợi thế, phù hợp, thuận tiện hơn so với đọc sách, báo giấy. Tuy nhiên, đọc sách theo cách truyền thống vẫn mang nét văn hóa, giá trị kiến thức riêng cần duy trì, phát triển trong cộng đồng.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 4 Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch đối với chanh leo, tổ yến, ớt và cám gạo, đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong tiến trình mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam.
Ngày 30/4, một loạt các trang tin tức, báo chí tại châu Âu phản ánh đậm nét về không khí tưng bừng của Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025).
Nằm trong chuỗi hoạt động Tháng Công nhân gắn với Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức nhiều đoàn, cùng đại diện một số sở, ngành tỉnh đến thăm, nắm tình hình sản xuất - kinh doanh, đời sống việc làm của người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp (DN) có đông người lao động.
Thực hiện tinh thần Hội nghị Bộ Chính trị ngày 18 đến 25/3/1975, Trung ương Cục ra Nghị quyết 15 chỉ đạo cho các khu, tỉnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa với quyết tâm cao nhất. Tiếp nhận chỉ thị, An Giang xây dựng kế hoạch chiến đấu “1 ngày bằng 20 năm”, phát động phong trào quần chúng tấn công 3 mũi, chọn mục tiêu và sẵn sàng khởi nghĩa khi tình thế cho phép.
Tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn (tỉnh Cà Mau), Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trao tặng 100 bình lọc nước cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Trung tá Phạm Văn Nam, Phó Chính ủy Trung tâm chủ trì buổi lễ.
Báo chí Đức đã có nhiều bài viết, bình luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025) của dân tộc Việt Nam.
Từ căn hầm bí mật dưới vỏ bọc xưởng bánh tráng ở thôn Vườn Trầu, huyện Hóc Môn, gia đình ông Ngô Văn Ngời và bà Nguyễn Thị Sai đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tiếp nối truyền thống gia đình, tám người con của ông bà đều kiên trung đi theo cách mạng, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Hôm nay, 50 năm trước, chính là ngày giới tuyến nam bắc vĩnh viễn không còn, giang sơn đã liền một dải! Triệu con tim vỡ òa trong niềm vui thống nhất khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, tung bay ở quần đảo Trường Sa, các vùng biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đã thắng lợi, khát vọng cháy bỏng nam bắc sum họp một nhà đã trở thành hiện thực.
Những phóng viên chiến trường đã quăng mình vào lửa đạn, kịp thời truyền tải những tin tức về Tổng xã. Vậy nên, trong giờ khắc lịch sử ngày 30/4/1975, họ đã trở thành những nhân chứng của thời đại.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, cùng với trợ lực từ trên, Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân đã đoàn kết, nỗ lực, không ngừng phát huy tinh thần lao động, sáng tạo để cù lao hôm nay khang trang hơn, tươi đẹp hơn.
Từ vùng đất dân cư thưa thớt, nhiều nơi bỏ hoang, mang địa danh “Châu Đốc tân cương” thời vua Gia Long, đến khi trở thành đô thị sầm uất miền biên giới ngày nay, TP. Châu Đốc đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm. Nhưng dù thay đổi thế nào, nơi đây vẫn là vùng đất rất đặc trưng về vị trí địa lý, về tâm linh tín ngưỡng, về khát vọng phát triển không ngừng.