Kết quả tìm kiếm cho "cầu Đa Phước - Vĩnh Trường"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1135
Những ngày cuối tháng Chạp, người dân thị trấn Đa Phước và xã Vĩnh Trường (huyện An Phú) vô cùng hân hoan, khi cầu Đa Phước - Vĩnh Trường chính thức thông xe. Đây là khát vọng trăm năm của người dân xã cù lao Vĩnh Trường, mở ra cơ hội phát triển mới cho vùng đất từng một thời phải ngăn sông, cách đò.
Thoại Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm. Đến nay, Thoại Sơn tiếp tục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh. Khoác lên mình chiếc áo “Nông thôn mới nâng cao”, huyện Thoại Sơn đang trở thành một miền quê đáng sống qua từng ngày.
Ngày 20/1, UBND huyện An Phú long trọng tổ chức Lễ khánh thành cầu Đa Phước - Vĩnh Trường.
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.
Chiều 8/1, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự được công nhận là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024.
Cận Tết, các tỉnh Trà Vinh và Phú Thọ duy trì bình ổn giá, dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng đến 80%.
Năm 2024, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, tỉnh An Giang đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Báo An Giang Online trân trọng giới thiệu 10 sự kiện, dấu ấn nổi bật của tỉnh trong năm 2024.
Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, An Giang tận dụng thế mạnh để phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Sáng 31/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.
Vì muốn ra oai thể hiện và bản tính hung hăng, mà có người đã hành động sai trái, dẫn đến cảnh tù tội. Mỗi mức án đều tương xứng với tính chất vụ việc và qua đó cũng nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung cho loại tội phạm “Cố ý gây thương tích” đang diễn ra khá phổ biến.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
Ông Trần Văn Tim (ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn) yêu cầu trả thêm 1,5ha đất, bồi thường thất thoát từ năm 2004 đến nay; yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh sớm xem xét, giải quyết vụ kiện hình sự của gia đình ông, Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn sớm xét xử vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất với ông Nguyễn Văn Chiến. Đây là trường hợp khiếu nại kéo dài, đến các cơ quan Trung ương.