Kết quả tìm kiếm cho "chúc Tết 2 chùa Nam tông Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 100
Chiều 29/4, tại xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ) tổ chức tổng kết hành quân dã ngoại đợt I/2024. Thượng tá Vũ Xuân Hòa, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ; Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Đỗ Minh Trí đã đến dự.
Là huyện miền núi, biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống, Tri Tôn (tỉnh An Giang) nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, các mô hình sinh kế hiệu quả. Khi giảm nghèo trong vùng DTTS thành công, sẽ là động lực để Tri Tôn thoát khỏi danh sách huyện nghèo cả nước.
Sáng 12/4, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh đã đến thăm, chúc mừng Tết Chol Chnam Thmay 2024, tại một số cơ sở thờ tự Phật giáo tiêu biểu Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer ở TX. Tịnh Biên và 2 huyện Tri Tôn và Châu Thành.
An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, với hơn 80% dân số là tín đồ các tôn giáo. Vì vậy, công tác dân vận nói chung, công tác dân vận đối với đồng bào các tôn giáo nói riêng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mục tiêu của huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang), không chỉ nỗ lực thoát khỏi danh sách huyện nghèo cả nước mà còn xây dựng thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách, nhà đầu tư. Tri Tôn đang khoác lên mình bộ áo mới, đầu tư hệ thống giao thông từ đô thị đến các tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện kết nối các điểm đến du lịch (DL), hỗ trợ doanh nghiệp (DN) triển khai các dự án đầu tư.
An Giang là tỉnh biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. 5 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh, chỉ đạo chăm lo các mặt đời sống vật chất, tinh thần đồng bào DTTS Khmer. Tập trung các nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển. Cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật được nâng lên, bộ mặt nông thôn khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, mức sống và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTS Khmer ngày càng nâng cao.
Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) phối hợp Ban Từ thiện chùa Thanh Tuyền (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Đoàn Thanh niên xã Châu Lăng tổ chức chương trình “Tết yêu thương và ngày hội áo mới cho em năm 2024” trên địa bàn xã Châu Lăng.
An Giang xác định du lịch (DL) là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ việc tập trung đầu tư, nâng chất, DL tỉnh nhà phát triển tốt, đáp ứng hoạt động lưu trú, lữ hành, tham quan DL. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng DL đa dạng vẫn chưa xứng tầm, cần nghiên cứu, làm mới sản phẩm, kết nối tour, tuyến để khai thác hiệu quả hơn.
Những năm qua, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2021 - 2025) ở tỉnh An Giang đạt nhiều kết quả. Trong đó, công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm giúp người nghèo phát triển sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Ngoài những quyền lợi chung của đoàn viên khi gia nhập vào tổ chức công đoàn, đối với công đoàn viên là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, Liên đoàn Lao động huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) còn quan tâm chăm lo để họ được thụ hưởng về vật chất, tinh thần trong các dịp lễ, Tết đặc thù của đồng bào.
Nhân lễ Sene Dolta năm 2023 của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, huyện Tri Tôn lần đầu tiên tổ chức đua xe môtô địa hình, đồng thời đăng cai tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tỉnh An Giang. Nhiều hoạt động chăm lo đồng bào nghèo, khó khăn cũng được quan tâm, tạo không khí phấn khởi, đầm ấm để bà con Khmer đón lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm.
Đồng bằng sông Cửu Long có trên 220 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số; trong đó, đồng bào Khmer khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số cả nước… Nhờ sự nỗ lực của người dân cùng những quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các cấp, ngành, đời sống của bà con vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều bước tiến đáng kể, hòa nhịp phát triển của toàn vùng.