Kết quả tìm kiếm cho "dưa ngó sen"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 248
Mưa đầu mùa nhẹ nhàng như cô thôn nữ vừa mới lớn, hương thơm đồng nội thật tinh khôi, những hạt sương long lanh như pha lê treo trên đầu ngọn cỏ, sóng lúa xanh mượt nhấp nhô theo làn gió, xa xa... những rặng tre già cong gọng vó bên dãy nhà tranh, có lọn khói bếp với vũ điệu êm đềm trên mái lá. Ôi quê hương tôi, mộc mạc yên bình như cuộc sống của những con người nơi đây.
Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả.
Với 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống và học tập tại mảnh đất cố đô, những tên đất, tên làng, nơi ở, đồ dùng và những câu chuyện cảm động về Người đã trở thành những di sản vô giá.
Tất cả 162 mảng hình trên Cửu đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về thiên nhiên, cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX.
Hoạt động du lịch diễn ra sôi động trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, bất chấp thời tiết nắng nóng, giá vé máy bay một số chặng nội địa tăng cao. Đây là bước khởi đầu tích cực để các địa phương trọng điểm du lịch tiếp tục đổi mới, nâng chất sản phẩm, dịch vụ, tăng sức hút với du khách trong suốt mùa cao điểm du lịch Hè (từ tháng 5 đến hết tháng 8), mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm.
Hồi nhỏ tôi hay thắc mắc, tại sao mỗi dịp cúng kiếng người ta đều rải gạo, muối mà không phải là thứ khác. Trong mâm cúng hễ thiếu gạo, muối là không thành lễ. Gạo là hạt ngọc trời, mấy ngàn năm nay dân ta đều dùng nó. Riêng muối thì phải lấy nước từ vùng biển có độ mặn cao rồi phơi trầy trật mới cho ra thành phẩm.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.
Xót thương cho hoàn cảnh đau bệnh nhưng không có tiền chữa trị của bà Nguyễn Thị Cẩm Hường (58 tuổi) và ông Nguyễn Văn Đó (56 tuổi) cùng ngụ xã Định Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Từ khi bệnh trở nặng, họ không còn khả năng lao động và cần người chăm sóc, bao nhiêu tiền của cũng “đội nón ra đi”, chưa kể phải vay mượn khắp nơi.
Nói đến sản phẩm du lịch, không thể không nhắc đến các sản phẩm từ lễ hội truyền thống và lễ hội mới, gắn với phát triển kinh tế, nét văn hóa đặc trưng từng địa phương. Phát huy giá trị, khẳng định bản sắc, gia tăng hoạt động trải nghiệm từ các sự kiện, lễ hội là hướng đi nhiều địa phương triển khai, từ đó, quảng bá thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời tạo điểm nhấn cho hoạt động du lịch.
Cảm giác đi trên con sông có cái tên lãng mạn ấy khó phai cho bất cứ ai, nhất là khi bất ngờ chạm gặp những ruộng lúa đang vào mùa gặt, nhuộm vàng cả con sông.
Từ đỉnh núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), du khách nhìn xuống con đường bê-tông uốn lượn ngoằn ngoèo, trông như con rắn khổng lồ nằm vắt vẻo bên sườn núi. Chính nơi đây đã “rèn” những tài xế “xe ôm” trở thành “tay lái lụa” đưa rước lữ khách lên, xuống núi mưu sinh.
Căn phòng nhỏ trên tầng cao nhất của nhà chung cư cũ luôn đóng im ỉm. Ở đó có bà cụ già gần 80 tuổi sinh sống. Bà có nhà cửa đàng hoàng ở dưới quê nhưng đã bán căn nhà hương hỏa, đùm rúm tiền bạc theo con lên thành phố. Tưởng là được an nhàn, hưởng phúc của cháu con, nào ngờ, năm trước, năm sau anh con trai đưa mẹ lên căn phòng này ở.