Kết quả tìm kiếm cho "lớp bồi dưỡng tiếng Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 58
An Giang không chỉ nổi tiếng với những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên, sông nước, núi rừng hoang sơ, hùng vĩ mà còn hấp dẫn bởi những món ngon dân dã, mộc mạc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng khiến du khách và người yêu ẩm thực không thể nào quên khi một lần thưởng thức.
Cái chợ tầm vông có hồi nào, kể cả các bậc cao niên cũng không nhớ rõ. Nhưng cứ đều đặn mỗi ngày, thương buôn miệt dưới đến bờ kênh Bến Xã (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) thu mua tầm vông, đưa loài cây đặc hữu vùng Bảy Núi theo ghe chành mũi đỏ phân phối khắp các tỉnh miền Tây.
Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường cao… Từ đó, cơ bản rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, đô thị và nông thôn. Đây là nỗ lực của chính quyền các cấp cùng chính sách của nhà nước kịp thời, phù hợp dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta.
Nằm trên địa bàn vùng khó khăn của thị trấn Cô Tô (huyện Tri Tôn), Trường Mầm non Cô Tô luôn nỗ lực vượt qua khó khăn. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo điều kiện tối thiểu để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
Tại Trung đoàn 892 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang), gần 2 tháng nay, có 1 lớp học rất đặc biệt, ngày ngày vang tiếng đánh vần của cán bộ, nhân viên các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh.
Đồng bằng sông Cửu Long có trên 220 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số; trong đó, đồng bào Khmer khoảng 1,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số cả nước… Nhờ sự nỗ lực của người dân cùng những quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các cấp, ngành, đời sống của bà con vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều bước tiến đáng kể, hòa nhịp phát triển của toàn vùng.
Thời gian qua, các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Việc ưu tiên hoàn thiện mạng lưới trường lớp, đa dạng phương thức giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Ngày 28/7, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh An Giang phối hợp Công an Đồng Tháp, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang bế giảng lớp bồi dưỡng 4 kỹ năng tiếng Khmer căn bản năm 2023 cho cán bộ, chiến sĩ Công an Đồng Tháp.
Mặc dù có những chính sách hỗ trợ phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer và Chăm trên địa bàn tỉnh, nhưng nhìn chung, vẫn còn manh mún, ít ỏi. Bên cạnh yêu cầu về bộ sách dạy tiếng Khmer, tiếng Chăm được chuẩn hóa, cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho nhà sư, giáo cả, giáo viên… cùng trang thiết bị ở các chùa Khmer, thánh đường Hồi giáo để việc giảng dạy thuận tiện hơn.
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch 376/KH-UBND về triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phát triển Giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu nhằm tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2/6, Ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang, do Phó Trưởng ban Dân tộc Lê Văn Lĩnh làm trưởng đoàn đã tổ chức giám sát UBND huyện Tri Tôn về tình hình dạy tiếng dân tộc thiểu số Khmer và thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 – 2030.
Kà tum là loại bánh nếp lâu đời và đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer An Giang. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc. Không chỉ ấn tượng bởi hình thức độc đáo của vỏ bánh bên ngoài, mà từ cách gói, cách ăn bánh Kà tum cũng rất cầu kỳ và thú vị.