Kết quả tìm kiếm cho "mô hình VietGAP"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 700
Ngày 10/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2026 - 2030.
Phát huy vai trò nền tảng của lĩnh vực nông nghiệp, huyện Châu Phú chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
TX. Tân Châu đang đẩy mạnh phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cây ăn trái). Đây là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng đang diễn ra trên thế giới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, toàn huyện Chợ Mới có 15/15 xã NTM (12 xã được công nhận theo bộ tiêu chí giai đoạn trước và 3 xã được công nhận theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025); 6 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, Bình Phước Xuân được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu lĩnh vực tổ chức sản xuất năm 2024.
Trước sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu gia tăng đối với thực phẩm thủy sản giàu dinh dưỡng, cá rô phi (loài cá nước ngọt phổ biến) đang trở thành sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng của An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung.
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Châu Phú đã thực hiện vai trò là cầu nối giữa nông dân với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực giúp hội viên, nông dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.
Ngày 30/5, UBND TX. Tịnh Biên tổ chức Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm trên lĩnh vực nông, lâm sản và thủy sản giai đoạn 2020 - 2024, theo Quyết định 58/2019/QĐ-UBND và Quyết định 24/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang.
An Giang là một trong những địa phương có thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu gạo của tỉnh ghi nhận mức sụt giảm đáng kể, tác động không nhỏ đến doanh nghiệp (DN) và đời sống nông dân.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.
Nằm yên bình bên dòng sông Hậu hiền hòa, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) khoác lên mình tấm áo mới rạng rỡ. Không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, Mỹ Hòa Hưng đã vươn mình trở thành một điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.
Hướng đến nền nông nghiệp bền vững, đa giá trị, An Giang hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với cụm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cao - “chìa khóa” để nâng tầm nông sản.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa lớn trên các lĩnh vực.