Kết quả tìm kiếm cho "mũi vaccine"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2756
Ngày 24/9, đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần qua, tiến độ tiêm vaccine sởi tại Thành phố tăng gấp 2,4 lần so với tuần trước đó, nhờ vậy, dịch sởi tại Thành phố cũng đang có dấu hiệu chững lại.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Theo thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong 4 ngày của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 2/9), nhân viên y tế trên toàn địa bàn đã thực hiện gần 17.000 mũi tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi.
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do trực khuẩn ho gà gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh thường có diễn tiến nhanh, gây biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Thời gian ủ bệnh thường từ 7 đến 20 ngày, lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất là giai đoạn viêm long; nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học. Sau đó tính lây truyền giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh.
Ghi nhận thực tế tại Trạm Y tế phường 6, quận 8, trong số trẻ đến tiêm vaccine sởi sáng 31/8 có nhiều trẻ dù đã 4-5 tuổi nhưng chưa tiêm mũi vaccine phòng sởi nào hoặc mới chỉ tiêm được một mũi.
Năm học mới 2024 - 2025 bắt đầu khi thời tiết vẫn còn mưa nhiều, mùa mưa kết thúc muộn (dự kiến đến gần cuối học kỳ 1). Mưa, lũ tạo điều kiện cho muỗi và vật truyền bệnh phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) và một số dịch bệnh nguy hiểm khác cho học sinh và người dân, cần chủ động đề phòng, ứng phó.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi từ ngày 31/8 (thứ Bảy) và tổ chức tiêm xuyên kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9. Hiện ngành y tế TP Hồ Chí Minh đang tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 50 năm qua, vaccine đã góp phần cứu sống 154 triệu người, tương đương trung bình 6 người/phút, trong số đó có rất nhiều trẻ nhỏ.
Ngày 27/8, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố. Thời gian xảy ra dịch là tháng 8/2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do virus sởi gây ra.
Dịch ho gà năm nay có nhiều bất thường, cả số nhiễm và độ tuổi trẻ mắc bệnh.
Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đang diễn ra ngày càng phổ biến, bởi bất cứ ai cũng có thể dễ dàng mua được kháng sinh. Tuy nhiên, hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.
Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa thường rơi vào mùa Xuân và mùa Đông, vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vaccine cúm là từ 2 tuần đến 1 tháng trước mùa cao điểm.