Kết quả tìm kiếm cho "người tị nạn Afghanistan"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 64
Liên hợp quốc vừa kêu gọi thổi luồng sinh khí mới cho hệ thống đa phương bảo vệ hòa bình để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nạn đói. Năm 2022, thế giới ghi nhận 250 triệu người rơi vào cảnh mất an ninh lương thực khẩn cấp, con số cao nhất được ghi nhận những năm gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 26/6 ra thông báo nhận định rằng có hơn 2,4 triệu người tị nạn trên toàn cầu cần tái định cư trong năm 2024, tăng 20% so với năm 2023.
Năm 2022, khoảng 258 triệu người cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp do ảnh hưởng của xung đột, các cú sốc về kinh tế và các thảm họa khí hậu, tăng mạnh so với mức 193 triệu người của năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 24/11, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu cho thấy số người di cư ròng đến Anh trong năm tính đến tháng 6/2022 đã tăng lên mức cao kỷ lục 504.000 người.
Ngày 13/11, Chính phủ Anh công bố báo cáo cho biết từ đầu năm đến nay, số lượng người di cư vượt Eo biển Manche từ Pháp vào nước này đã tăng kỷ lục lên hơn 40.000 người. Hiện Anh đang tìm cách đạt được thỏa thuận mới với Pháp trong nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư trái phép.
Các cuộc khủng hoảng chồng chất trên toàn cầu đang gióng lên hồi chuông rằng 54 quốc gia - nơi sinh sống của hơn 50% số người nghèo nhất thế giới - rất cần được xóa nợ. Nhận định này được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo mới công bố ngày 11/10.
Ngày 6/10, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Hy Lạp cho biết đã vớt được thi thể của 15 người thiệt mạng sau 2 vụ đắm tàu chở người di cư ngoài khơi bờ biển nước này, trong khi có thêm một số người được cho là đã mất tích.
Ngày 27/9, Phó đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) về Afghanistan, ông Markus Potzel cảnh báo nguy cơ xung đột nội bộ và nghèo đói ở nước này nếu chính quyền Taliban không đáp ứng các nhu cầu của tất cả các thành phần trong xã hội.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Lương thực thế giới (WFP), tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng có thể sẽ còn tồi tệ hơn nữa ở 20 quốc gia trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9/2022.
Ngày 23/5, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết cuộc xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác trên thế giới đã khiến số người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán trên toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 100 triệu người.
Ngày 31/3, Liên hợp quốc cho biết 41 nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ nhân đạo 2,44 tỷ USD cho Afghanistan, chưa đạt so với mục tiêu đề ra ban đầu là 4,4 tỷ USD trong năm nay.
Theo Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, Afghanistan cần được viện trợ để thúc đẩy nền kinh tế, duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các dịch vụ cơ bản.