Kết quả tìm kiếm cho "nhà hàng xóm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1956
Nứt núi đồi sản xuất ở thôn H’juh, xã biên giới Ch’Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được phát hiện sau bão Yagi. Đường nứt nơi rộng nhất gần một mét và sâu nhiều mét từ trong lòng đất chạy dọc lưng chừng đồi xuống nhiều ngôi nhà. Những ngọn núi nứt đang có dấu hiệu no nước và chực chờ đổ ập bất cứ lúc nào có thể san phẳng làng, đe dọa tính mạng người dân.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Chúng tôi tìm đến nhà em Lê Tấn Phát (sinh năm 2004, ngụ ấp Mỹ Giang, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), thanh niên bị bệnh câm, điếc bẩm sinh, được xóm làng yêu quý bởi tài năng chế tạo “siêu xe” mi-ni một cách sáng tạo...
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ “lửa” với nghề.
Đảng bộ huyện Châu Thành tập trung thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng nhiều việc làm thiết thực, thấm sâu vào đời sống xã hội. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, kinh nghiệm quý trong học tập và làm theo Bác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Cuối năm nay, 2 xã Lê Chánh và Tân Thạnh (TX. Tân Châu) sẽ hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là 2 địa phương cuối cùng nằm trong kế hoạch thực hiện xây dựng NTM của địa phương.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Trải qua bao thăng trầm, đến nay, đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An vẫn bảo tồn được tiếng cồng chiêng trong đời sống văn hóa tâm linh, góp phần đa dạng bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cùng ngụ ấp Tấn Hòa (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới), ông Lê Văn Yêm (72 tuổi) và bà Trương Thị Phan (75 tuổi) có chung cảnh nghèo khó, tuổi già sống neo đơn, không có con cháu nuôi dưỡng khi ốm đau, bệnh tật. Ngoài sự hỗ trợ của địa phương, rất mong sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng.
Biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, thiên tai phức tạp, khó lường. Với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, các cấp, ngành huyện Châu Thành chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống từ sớm, từ xa, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Giữa trung tâm thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) có một lớp học đặc biệt. Học viên thuộc mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, trình độ… Ở đây không cứng nhắc quy định về giờ giấc, tiết học, mà tạo điều kiện tối đa cho học viên rảnh lúc nào thì vào học lúc đó. Kiến thức, kỹ năng tích góp dần theo sự cố gắng của từng người, thầy hướng dẫn cũng tận tình “cầm tay chỉ việc” đến khi người học thành thạo. Đó là lớp nghề sửa điện dân dụng của ông Đặng Nhứt Tâm, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Phú Mỹ tổ chức.
An Giang có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và duy trì hoạt động qua nhiều thập kỷ. Trong đó có những làng nghề “nương” theo mùa nước nổi từng hưng thịnh một thời, nhưng hiện nay có phần lắng lại.