Kết quả tìm kiếm cho "quy hoạch vùng ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1359
Chiều 23/6, Sở Xây dựng An Giang tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức đến dự.
Ngày 22/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề “Phát triển du lịch bền vững ở ĐBSCL trong kỷ nguyên phát triển mới”.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, việc học tập và làm tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã mang lại hiệu quả tích cực trên các mặt đời sống, xã hội, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Châu Phú phát triển.
Với mục tiêu mở rộng thị trường cho nông sản địa phương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong, ngoài tỉnh.
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch 755/KH-UBND thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh An Giang năm 2025. Tỉnh phấn đấu giữ vững các chỉ số nội dung nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất, trung bình cao và nâng dần các chỉ số nội dung nằm trong nhóm đạt điểm trung bình thấp và thấp nhất trong năm 2025 phải cao hơn so năm 2024.
Sáng 16/6 tại Hà Nội, Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) đã tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI, giai đoạn 2025 - 2030.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh mở ra cơ hội phát triển mang tính “đột phá” cho nhiều địa phương, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang, bởi tiềm năng tự nhiên của 2 địa phương này rất phong phú, thành tựu nông nghiệp đầy ấn tượng, cùng với đó là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hứa hẹn “An Giang mới” sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp mang tính quy mô, kiểu mẫu của vùng ĐBSCL.
Ngày 12/6/2025, đi vào lịch sử như một cột mốc quan trọng, khi Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh, thành phố, đưa cả nước từ 63 tỉnh, thành phố về con số 34 đơn vị hành chính. Trong số đó, sự hợp nhất của 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang để hình thành tỉnh An Giang mới. Từ đây, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho ngành du lịch (DL) Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng.
An Giang giữ vai trò chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh vùng Tây Nam bộ, có nhiều tiềm năng kinh tế cửa khẩu rất lớn. Khu Kinh tế cửa khẩu An Giang được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, công tác xúc tiến đầu tư đóng vai trò then chốt trong việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. An Giang, với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng dồi dào đang nỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Phong trào dù nhỏ nhất cũng chỉ thực sự lan tỏa khi có người khởi xướng, dẫn dắt. Trong bộ máy hành động địa phương, chính những người đứng đầu giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của phong trào “Bình dân học vụ số”. Họ là người nhìn ra vấn đề trước khi nó trở nên cấp thiết, là người chủ động hành động trước khi dân gặp khó khăn, là người nói thay tiếng dân trước khi niềm tin bị xói mòn.
Tại Tỉnh ủy Kiên Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy An Giang và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang chuẩn bị toàn diện, tổ chức thực hiện hiệu quả việc hợp nhất tỉnh gắn với sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Báo An Giang xin đăng nguyên văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc này.