Kết quả tìm kiếm cho "từ món cá khô"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 9117
Sáng 20/11, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), gắn với 76 năm thành lập trường. Các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo, viên chức, giảng viên của trường và học viên… đến dự.
Nhận định trí tuệ nhân tạo đều mới với tất cả mọi người, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, hợp tác là con đường tốt nhất để ứng dụng AI, phát triển và sử dụng trợ lý ảo.
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu và nhà giáo có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giáo dục.
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tri Tôn có gần 34% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Những năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện, Huyện đoàn Tri Tôn và các xã, thị trấn hỗ trợ thanh niên DTTS Khmer khởi nghiệp thành công.
Là loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhạc ngũ âm cần được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, ngành chuyên môn và các địa phương đang đào tạo đội ngũ kế thừa.
Từ xa xưa, ông cha ta đã tự hào nước mình là “văn hiến chi bang”. Truyền thống quý báu đó hình thành nên nhiều truyền thống tốt đẹp khác, trong đó có hiếu học gắn với “tôn sư trọng đạo”.
“Các em đừng bao giờ quên mình đang mang trên vai sứ mệnh nặng nề là học sinh của Trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, tên một cụ thủ khoa nổi tiếng. Mỗi bước các em đi, mỗi việc các em làm đều góp phần tạo dựng nên hình ảnh của mái trường thân yêu, là niềm mong đợi của thầy cô, cha mẹ, các cấp lãnh đạo” – thầy Nguyễn Trí Thanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, đã dặn dò học sinh như thế, trong buổi lễ khai giảng năm học 2024 – 2025.
Trong muôn vàn nghề nghiệp, nghề giáo luôn được xem là một trong những nghề cao quý nhất. Người thầy, người cô vừa truyền đạt kiến thức, vừa là người bạn, người định hướng cho thế hệ trẻ - chủ tương lai của đất nước.
42 năm qua, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thực sự trở thành ngày hội truyền thống của toàn dân, thắm đượm nghĩa tình thầy - trò, được tổ chức trọng thể ở khắp nơi. Các thầy giáo, cô giáo của tỉnh An Giang luôn gương mẫu hưởng ứng, thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, “Dạy tốt - học tốt”... đóng góp to lớn trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Những năm 1990, khi đang học cấp hai, lớp tôi đều làm báo tường. Cuối tháng 10, giáo viên chủ nhiệm thông báo các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, tri ân thầy cô. Trong các hoạt động ấy, báo tường là thứ chúng tôi chờ đợi nhất.
Yêu thích đặc biệt vẻ đẹp của loài hoa lan, anh Trần Văn Tuấn (sinh năm 1984, ngụ khóm Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn) trở thành nghệ nhân và làm giàu từ loài hoa đẹp này.
10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện An Phú tiếp tục phát triển. Các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện. Chương trình công tác năm 2024 của UBND huyện An Phú gồm 142 đầu công việc, được giao cho các đơn vị chủ trì thực hiện. Đến nay, 119 đầu công việc đã hoàn thành. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được, như: Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 3.892 tỷ đồng (đạt 91,8% so kế hoạch); doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 5.298 tỷ đồng (85,4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha đạt 191 triệu đồng (100%). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 235.849 tấn, trong đó lúa 215.312 tấn. Diện tích cây ăn trái là 2.070ha, tăng 22ha so cùng kỳ, chiếm 12% diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích thu hoạch được 1.800ha (xoài), giá bán từ 5.500 - 19.000 đồng/kg, năng suất đạt 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 43.800 tấn.