Kết quả tìm kiếm cho "tham gia mũi thọc sâu"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 43
Ông bà, cha mẹ tôi là nông dân. Tôi sinh ra và lớn lên ở làng. Tôi từ làng ra đi. Ba năm quân ngũ tôi đóng quân ở thành phố. Ở cái nơi mà ánh sáng ban ngày, ánh điện ban đêm đều giống như nhau. Tôi không hòa nhập được với cuộc sống thị thành. Muốn học theo một cái gì đó lại thấy mình như thằng bé hớn hở đuổi theo bao điều phù du không có thật.
Xuân năm nay, nhiều bản làng ở Điện Biên như khoác lên một diện mạo mới bởi sự xuất hiện của 5.000 ngôi nhà mới. Đó là những ngôi nhà được xây dựng nên bằng tình đoàn kết, sự sẻ chia, minh chứng sinh động của truyền thống “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc Việt Nam.
Trời sắp tối. Bà Tám vẫn loay hoay với đống lá dong bên chậu nước đục ngầu. Hôm nay đã là hai tám Tết. Mọi năm giờ này cả nhà đang quây quần bên nồi bánh chưng sưởi ấm, cái Hiền, cái Hạnh cùng bà chơi tam cúc tẹt mũi để chờ vớt bánh.
Khi cây dương xỉ trong rừng già trổ những ngồng hoa dài như vòi voi, những rặng dã quỳ bung nở vàng rộ khắp sườn non, ấy là báo hiệu một năm mới bắt đầu đến với đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Ðà. Như mọi năm, Tết cổ truyền của người dân Hà Nhì xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) bắt đầu vào ngày Thìn - con rồng đầu tiên của tháng 11 âm lịch.
Bát canh cua nóng nảy, thơm lừng mùi cua đồng tháng 6, mùi rơm rạ vừa gặt, mùi rau nhút ao làng, và một thứ rau không nơi nào có, ngoài quê tôi - rau mầm mộng bông… khiến bao người thương nhớ.
Trong ký ức của những người đi “Làm đẹp những vùng đất” của Sun Group, có rất nhiều quãng đường không thể lý giải được bằng những khái niệm “công việc”, “đồng lương” hay thậm chí là “sự nghiệp”.
Chợ phiên Phìn Hồ (xã vùng cao, biên giới Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) được mở vào ngày Chủ nhật hằng tuần; là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Nậm Pồ và người dân nhiều xã thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Sớm cuối thu, theo quốc lộ 279 uốn lượn như dải lụa mềm, vắt qua những địa danh miền sơn cước: Sơn Thủy, Minh Lương, Nậm Xé (Văn Bàn, Lào Cai) lãng đãng sương mây, chúng tôi lên đến độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thì bất ngờ hiện ra trước mắt một khoảng trời mênh mang, gió hun hút, gầm gào. Đó chính là “cửa gió” trên đỉnh đèo Khau Co hùng vĩ.
Khi đến di tích Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP. Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), rất nhiều người tự hỏi, vì sao lại có một ngôi đền thờ Bác, trong khi Bác chưa hề đặt chân đến nơi này? Đơn giản là vì, tấm lòng người dân Trà Vinh nói riêng, người dân miền Tây nói chung, luôn khắc khoải thương nhớ Người, “mong Bác nỗi mong cha”. Họ muốn lập đền, thờ phụng Bác từ nơi xa xôi, như Bác đã từng “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”…
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) được giao nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù ở huyện Củ Chi và sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu của địch, dinh Độc Lập.
Theo Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, bão RAI là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm và lại có hướng di chuyển lên phía Bắc là hết sức bất thường, rất hiếm gặp. Hơn nữa bão còn chịu tương tác của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên diễn biến lại càng phức tạp, khó lường.
Kiểm soát dịch Covid-19 tại nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất dần hồi phục. Thế nhưng doanh nghiệp (DN) vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ kịp thời hơn nữa. Quan trọng hơn, phải có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP, bảo đảm lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu, tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc và tránh tình trạng “cát cứ” ở từng địa phương,...