Kết quả tìm kiếm cho "vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 285
Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cùng sự đồng lòng của Nhân dân, năm 2024, An Giang đã đạt những thành tựu đáng kể. Công tác xây dựng Đảng và dân vận đạt nhiều kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều tăng trưởng tốt, đời sống Nhân dân được cải thiện. Bên cạnh đó, quốc phòng - an ninh được tăng cường, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những ngày cuối năm, nông dân trồng lúa, nếp huyện Phú Tân phấn khởi thu hoạch dứt điểm vụ thu đông, tổng diện tích hơn 12.500ha. Theo thống kê của ngành chuyên môn, thời tiết năm nay gặp nhiều bất lợi, sau nhiều nỗ lực, kết quả cuối vụ của nông dân tương đối ổn định. Năng suất lúa, nếp đạt 5,85 tấn/ha, giá bán được thu mua cao hơn so cùng kỳ từ 500 - 700 đồng/kg. Ước tính bình quân lợi nhuận, nếu sản xuất trên đất nhà, nông dân có lời từ 15 - 20 triệu đồng/ha, còn trồng lúa trên đất thuê thì có lời từ 10 - 13 triệu đồng/ha.
Thời gian qua, Đảng bộ bộ phận Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao (TDTT) đã nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đào tạo lực lượng vận động viên (VĐV) “vừa hồng, vừa chuyên”, có chất lượng chuyên môn cao, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị mạnh trong nước và vươn tầm quốc tế.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nhận được sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp (DN). Qua đó, đã xây dựng được hàng trăm chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm hiệu quả.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi dào, An Giang đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước. Tỉnh đang không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các DN phát triển.
Quy hoạch hệ thống du lịch (DL) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển DL cao trên thế giới. Đến năm 2030, DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định 1369/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm định hướng chiến lược cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. An Giang quyết tâm thực hiện thắng lợi quy hoạch, hướng đến phát triển bền vững.
Với những chuyển động tích cực của nền kinh tế và sự bứt phá ngoạn mục của hạ tầng giao thông, Cần Thơ đang nổi lên như một tâm điểm dịch chuyển mới của dòng tiền đầu tư bất động sản.
Sáng 26/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh An Giang tổ chức tại Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang, với sự tham dự của gần 200 đại biểu.
“Với niềm tin và khát vọng phát triển, An Giang luôn sẵn sàng chào đón doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đến để tìm kiếm cơ hội, cùng hợp tác phát triển, bằng lòng nhiệt tình, thân thiện và cởi mở” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Tại kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) giữa tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) ban hành Nghị quyết 60/NQ-HĐND, thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2045. Đây là nghị quyết rất quan trọng, giúp “khai mở” tiềm năng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng, triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định.
Châu Đốc là địa danh du lịch (DL) nổi tiếng, trung tâm kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng DL phong phú, cùng sự năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, TP. Châu Đốc ngày càng khẳng định vị thế của mình.