Kết quả tìm kiếm cho "vui như Tết"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2955
Huyện Thoại Sơn đang nỗ lực thực hiện Phong trào thi đua Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, mang lại mái ấm kiên cố cho nhiều hộ nghèo, hộ có công và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Kéo co được biết đến như một trò chơi dân gian truyền thống, thường có mặt trong các lễ hội, sự kiện sinh hoạt cộng đồng thu hút nhiều người tham gia. Đây là trò chơi hấp dẫn, không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện thể chất, mà còn giúp nhấn mạnh bài học về giá trị của mỗi cá nhân trong tập thể và sự gắn kết để tạo nên sức mạnh đoàn kết của một tập thể hoặc cả cộng đồng.
Tròn 5 năm Nhà Văn hóa lao động tỉnh (gọi tắt là nhà văn hóa) đưa vào hoạt động, nơi đây trở thành điểm sinh hoạt lý tưởng, tập luyện thể thao hàng ngày và tham gia các lớp học đa dạng cho mọi thành phần, lứa tuổi. Mỗi ngày, có hàng trăm người đến tập luyện. Riêng ngày cuối tuần có thể tăng số lượng đột biến, tạo không gian sinh hoạt náo nhiệt, tràn đầy năng lượng.
Những năm qua, phong trào thanh, thiếu nhi trong huyện Châu Thành có sự chuyển biến tích cực, với nhiều hoạt động thiết thực. Thông qua các phong trào, xuất hiện nhiều gương thiếu nhi tiêu biểu, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ…
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường, khiến nhiều người dân chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.
Lễ hội Kỳ Yên, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Từ sau Tết, nhiều mặt hàng, dịch vụ tiếp tục tăng giá, đây là điều người dân dự đoán trước được. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn, lạm phát, mức lương chưa theo kịp mức sống thực tế… Sau dịch dịch COVID-19, thêm lần nữa mọi người tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” để thích ứng với tình hình biến động của thị trường.
“An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của tất cả mọi người, nhưng với người nghèo là điều không đơn giản. Từ sự quan tâm của toàn xã hội, cùng nhiều nguồn lực đầu tư thiết thực, nhiều hộ nghèo đã hiện thực hóa được mong ước an cư, tạo tiền đề lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Vĩnh Hội Đông là một xã biên giới của huyện An Phú. Đời sống người dân tuy được cải thiện, nhưng vẫn còn đó không ít khó khăn. Để sẻ chia khó khăn ấy, tăng thêm mối gắn bó giữa người dân và “Bộ đội cụ Hồ”, nhiều hoạt động thiết thực được trao gửi.
Thuở trước, vách núi Dài nằm chếch phía Tây khu vực Tà Lọt (huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên) nhà cửa lưa thưa, ít người đến ở vì điều kiện còn lắm khó khăn. Thế nhưng, hiện nay, nhiều bà con đến đây lập vườn trồng trọt, cất nhà bên sườn núi khá đông đúc.
Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, An Giang đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, để Nhân dân có nhà mới, an cư lạc nghiệp.