Theo đó, lớp truyền dạy nhạc ngũ âm có 28 học viên, là các em thiếu niên khu vực chùa Sóc Rè (ấp Bà Đen, xã An Cư). Lớp truyền dạy kỹ thuật khắc chữ trên kinh lá buông có sự tham gia của 24 vị sư, sãi các chùa Nam tông Khmer trên địa bàn. Các học viên trải qua thời gian thực học từ 2 - 3 tháng, gồm lý thuyết và thực hành; được truyền thụ, cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển và ý nghĩa của nhạc cụ ngũ âm, kinh lá buông trong văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS Khmer. Từ đó, từng bước nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc; khuyến khích sự đam mê và lòng tự hào về di sản của dân tộc cho các thế hệ trẻ đồng bào DTTS Khmer; sư sải, à cha...
Đây còn là hoạt động nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS Khmer tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.
Đ.T