Kiểm tra an toàn thực phẩm
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân trong lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn. Qua đó, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...
Bố trí đảm bảo đủ kinh phí, nguồn lực, biên chế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thường xuyên đánh giá, cảnh báo, giám sát chặt chẽ các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết, nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, bố trí nguồn lực, diễn tập ứng phó sự cố, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Nâng cao trách nhiệm trong nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố… phải tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng.
Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ, nhà ăn tập thể… xử lý nghiêm các vi phạm.
HẠNH CHÂU