Nhiều người vì lý do bận rộn nên không kịp làm/ăn bữa sáng bằng các thực phẩm thông thường như cơm, bún, cháo, mà chỉ uống một ly sữa. Có người lại cho rằng sữa nhiều năng lượng là đủ cung cấp dinh dưỡng cho buổi sáng. Số khác lười ăn sáng nên uống sữa cho dễ. Vậy, uống sữa thay bữa sáng được không là băn khoăn của không ít người. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây.
Uống sữa thay bữa sáng được không?
Trả lời VnExpress, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Phòng Điều trị Nội khoa, Trung Tâm Oxy Cao Áp TP HCM cho biết, thói quen chỉ uống sữa nhưng không ăn sáng nếu kéo dài năm này qua tháng khác không có lợi cho sức khỏe của người đã trưởng thành. Nguyên nhân, cơ thể cần nhiều năng lượng và dưỡng chất sau một đêm dài tốn nhiều cho tiến trình phục hồi trong giấc ngủ. Người không ăn sáng đầy đủ là tự gây rối loạn biến dưỡng.
Còn theo BS Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội), việc chỉ uống sữa vào buổi sáng lâu ngày sẽ làm cơ thể bị suy dinh dưỡng. Qua một giấc ngủ dài cơ thể con người cần nhiều năng lượng và dưỡng chất sau một đêm dài tốn nhiều cho tiến trình phục hồi trong giấc ngủ.
Người không ăn sáng đầy đủ là tự gây rối loạn biến dưỡng. Thiếu bữa điểm tâm là một trong các lý do khiến dạ dày xuất tiết nhiều dịch vị trong buổi sáng nên dễ bị viêm loét dạ dày.
Uống sữa vào buổi sáng mà không ăn sáng cũng không phát huy được tác dụng của sữa. Trong sữa chứa nhiều protein phong phú, tác dụng của các loại protein này chủ yếu để cấu tạo nên các tế bào mới trong cơ thể.
Uống sữa thay bữa sáng được không?
Uống sữa khi bụng đói không những làm sữa đào thải ra ngoài dạ dày mà còn làm các protein ưu chất này bị tiêu hao phân giải thành nhiệt lượng, như thế không phát huy được tác dụng của protein.
Protein trong sữa qua dạ dày và đường ruột tiêu hóa phân giải thành các loại axit amin sau đó mới được hấp thu. Nhưng uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành axit amin, thành phần axit amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.
Những thời điểm vàng uống sữa tốt cho sức khoẻ
Sau bữa ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn đóng vai trò rất quan trọng, mang đến 30% năng lượng cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày. Ăn sáng đủ chất thì mọi chức năng của cơ thể con người đều nhanh chóng được kích hoạt, bạn sẽ tràn đầy năng lượng và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng.
Nhưng khi nhịp sống của chúng ta ngày càng tăng, thời gian cho bữa sáng bị rút gọn trông thấy. Để bữa sáng trở nên chất lượng hơn mà không tốn quá nhiều thời gian, một cốc sữa sau bữa ăn là lựa chọn hàng đầu cho bạn.
Sữa là thực phẩm dạng lỏng bạn nên uống cách bữa ăn 1 - 2 giờ đồng hồ. Dạ dày có thể phân giải protein thành các loại acid amin rồi hấp thụ. Quá trình này giúp việc tiêu hóa thức ăn đem lại hiệu quả tốt nhất.
Vì vậy, bạn nên uống sữa vào buổi sáng để gia tăng năng lượng cho cơ thể. Không nên uống sữa vào những thời điểm bụng đói trong ngày.
Sau khi tập thể dục
Trong quá trình tập luyện, cơ thể con người tiêu hao rất nhiều. Nếu bạn có thể uống một ít sữa sau khi tập thể dục đúng cách, sẽ giúp bạn bổ sung kịp thời nước và chất dinh dưỡng vừa tiêu thụ. Sữa đã được chứng minh là hỗ trợ bù nước hiệu quả hơn so với đồ uống thể thao truyền thống.
Một số thành phần trong sữa có thể tăng cường cơ bắp và xương chắc khỏe. Một nghiên cứu của ĐH McMaster (Canada) đã chứng minh điều này, uống sữa sau khi tập thể dục hỗ trợ tăng khối lượng cơ bắp và giúp giảm mỡ hiệu quả.
Chăm sóc sức mạnh cơ bắp tốt giúp cho chúng ta kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe tim mạch, làm tăng lưu lượng máu đến các cơ trên khắp cơ thể, ổn định huyết áp.
Trước khi đi ngủ 2 giờ đồng hồ
Uống sữa trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số hợp chất trong sữa như tryptophan và melatonin có thể giúp người dùng dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Loại axit amin Tryptophan có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có chứa protein.
Hợp chất Serotonin trong sữa giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường thư giãn và giải phóng hormone ngủ. Như vậy, cơ thể được điều chỉnh nhịp sinh học và chuẩn bị bước vào một chu kỳ giấc ngủ khi cần thiết.
Để tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây tăng cân, bạn nên uống sữa trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, lượng canxi trong ly sữa không có chất đạm đi kèm của các món ăn khác, có thể gây kích ứng cho đường tiêu hóa khi dùng dài lâu.
Theo VTC