Lễ hội Trung thu với chủ đề "Bánh Trung thu và trái cây ba miền" được tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ ngày 7 đến 10/9 (ngày 12 đến 15/8 âm lịch).
Tối 31/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật “Nắng Ba Đình” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã tái hiện bầu không khí của mùa thu lịch sử năm 1945. Chương trình hướng tới kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022).
Hòa trong không khí phấn khởi cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan tiếng hát công nhân lao động (CNLĐ), chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh.
Cùng với nhạc ngũ âm, Chầm riêng Chà pây là loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Hiện nay, ở huyện miền núi Tri Tôn, anh Chau Thăng (ngụ xã Ô Lâm) nằm trong số ít người hiếm hoi còn giữ gìn và biểu diễn loại hình nghệ thuật này.
Cuốn tiểu thuyết “Không ai sống giống ai trong cuộc đời này” từng đoạt giải thưởng văn học lâu đời nhất của Pháp Goncourt năm 2019 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 6/9 tới. Sự kiện ra mắt, tọa đàm về cuốn sách có sự tham gia của nhà văn người Pháp gốc Việt Gérald Berche-Ngô và nhà nghiên cứu, Tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn.
Trong những năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn là địa chỉ tin cậy của các em thiếu nhi Thủ đô mỗi dịp Trung thu tháng Tám. Nhờ có sự kết nối giữa bảo tàng và các nghệ nhân dân gian, nên việc bảo tồn, hướng dẫn các em thiếu nhi làm đồ chơi truyền thống tại Bảo tàng Dân tộc học đã làm sống lại đồ chơi dân gian.
“Thế giới phẳng” đang tạo nên môi trường để mọi người có thể tham gia vào hoạt động biểu diễn âm nhạc, như: Sáng tạo, trình diễn, giới thiệu, thưởng thức. Đó chính là thế giới âm nhạc trên không gian mạng.
Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 được tổ chức từ tháng 9/2022 sẽ bao gồm một chuỗi sự kiện, hoạt động đặc sắc.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao chứng nhận Kỷ lục quốc gia cho công trình "Lục Bát mỗi ngày" của nhà thơ Đặng Vương Hưng - tác phẩm thơ lục bát được Giải thưởng Văn học có số trang nhiều nhất Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới sẽ được tổ chức tại Ninh Bình với nhiều hoạt động như triển lãm ảnh, chiếu phim ngắn giới thiệu các khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, vẽ tranh…
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), triển lãm cá nhân “Hùng Kiến” diễn ra từ ngày 22-28/8, giới thiệu đến khách tham quan các tác phẩm độc đáo thông qua nghệ thuật điêu khắc sắp đặt, phản ánh cuộc sống tự nhiên của loài kiến.
Điều làm nên thành công cho chuỗi phim ngắn triệu views “Ba khía” đến từ nội dung và cách truyền tải của ê-kíp sản xuất?
Những không gian nghệ thuật công cộng tại Hà Nội như: Không gian bích họa phố Phùng Hưng, không gian nghệ thuật phường Phúc Tân… góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng; nhờ đó thu hút khách du lịch.
Tại hội nghị tập huấn “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học, nghệ thuật (VHNT) trước yêu cầu đổi mới” do Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương tổ chức, GS.TS Hồ Sĩ Quý (Ủy viên Hội đồng, nguyên Viện trưởng Viện thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đã đóng góp một số định hướng và giải pháp. Trong đó, ông nhấn mạnh nhiều nhất về xây dựng hệ giá trị VHNT Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Hệ thống rạp chiếu phim CGV, BHD Star, Galaxy và Lotte vừa kiến nghị lên Thủ tướng đề nghị cho phép được hoạt động sau 0h.
Sáng 23/8, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra lễ ra mắt và tọa đàm về cuốn sách thơ-ảnh “Theo dấu chân Đại tướng” của nhà thơ, nhà giáo 83 tuổi Nguyễn Thị Mỹ Dung.
Tối 3 chung rượu, sáng một ấm trà, ngày ngày đọc sách thuốc và những điều mà Mai Chí Cường cho là hay, có thể giúp ích cho mọi người. Nếu ở phố thị, Mai Chí Cường dạy đàn cổ cầm, thảnh thơi cùng bạn bè tâm giao. Ở núi rừng, anh vui cùng cảnh sắc. Tránh xa ồn ào thị phi của thế nhân. Cách sống ấy, là lựa chọn của Mai Chí Cường, thuộc thế hệ 9X, và cũng là một nghệ sĩ chơi cổ cầm có tiếng tại Việt Nam.
Sau thời gian dài cách quãng bởi dịch Covid-19, mùa thu này, sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ lại sôi động bước vào "Mùa kịch Lưu Quang Vũ" với nhiều hoạt động tưởng nhớ, tri ân cặp vợ chồng nghệ sĩ tài danh Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh, trong đó có biểu diễn phục vụ khán giả một số vở diễn đặc sắc của Lưu Quang Vũ.
Văn học - nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực đặc biệt, tinh hoa của văn hóa, giữ vai trò rất quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Tuyên giáo Trung ương giao, Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Trong đó, hội nghị tập huấn thường niên luôn thu hút sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy; đội ngũ văn nghệ sĩ, phóng viên, biên tập viên báo chí…
Các diễn viên ấy tuổi đời vừa chớm 20, lớn nhất cũng chưa chạm 40. Họ một lòng nhiệt tình mang hình thức giải trí phổ biến ở TP. Hồ Chí Minh về An Giang. Đó là sân khấu kịch trong quán cà phê ở phường Mỹ Phước (TP. Long Xuyên).