Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

07/10/2019 - 08:00

 - An Giang là tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, vị trí địa lý cách xa trung tâm lớn, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với địa bàn vùng dân tộc, biên giới còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Vấn đề phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) cũng đang được đặt ra, cần giải quyết tốt trong thời gian tới.

Theo nhận định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhìn thẳng, nhìn thật vào thực tế, vướng mắc hiện nay ở tỉnh là việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng trong hệ thống chính trị cơ sở vùng ĐBDTTS. Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số tuy được quan tâm, nhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc tham gia vào cấp ủy, cơ quan nhà nước, đoàn thể các cấp chưa tương xứng. Công tác phát triển đảng viên trong lực lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số vẫn còn ít so với yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra trong thời gian sắp tới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “Chú trọng và tăng cường công tác phát triển Đảng, sớm khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức Đảng, đi đôi với củng cố, chú trọng hơn nữa công tác phát triển Đảng, nhất là ở các vùng dân tộc ít người”. Như vậy, việc phát triển đảng viên trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để trẻ hóa đội ngũ đảng viên, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng, bổ sung nguồn sinh lực, sức chiến đấu cho Đảng, góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số sẽ góp phần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và làm theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Nhiều hỗ trợ dành cho ĐBDTTS trong tỉnh

Tại Tri Tôn, giải pháp địa phương thực hiện là tập trung giải quyết tốt vấn đề về nhận thức, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong ĐBDTTS. Thông qua các loại hình sinh hoạt, hội họp, các phương tiện thông tin tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các khóm, ấp nhận thức rõ công tác phát triển đảng viên là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã, thị trấn cũng như các chi bộ ở khóm, ấp đã làm tốt công tác tuyên truyền để đồng bào hiểu đúng về Đảng, về ý nghĩa, quyền lợi khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tránh trường hợp vì thiếu hiểu biết mà người được giới thiệu vào Đảng lại từ chối. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng, chống các luồng tư tưởng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của quần chúng, giúp cho đồng bào nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch kích động, lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Công tác tạo nguồn và bồi dưỡng nguồn phát triển đảng viên phù hợp với điều kiện cụ thể của đồng bào dân tộc cũng là một giải pháp quan trọng. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn từ học sinh các trường THPT trên địa bàn, Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú,… nhằm tạo nguồn cán bộ đảng viên tương lai có tư cách, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ về văn hóa và nghiệp vụ. Đặc biệt là những người có uy tín với đồng bào, kể cả những người lớn tuổi, những nơi khó khăn về nguồn phát triển đảng viên do hạn chế về trình độ, cần vận dụng điểm (1.2b) Quy định số 29-QĐ/TW và Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20-9-2016 của Ban Bí thư để kết nạp, là tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ (thay cho Quy định số 45-QĐ/TW là trình độ học vấn tối thiểu là tiểu học).

Bên cạnh đó, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng các đoàn thể vững mạnh toàn diện. Công tác dân tộc là một nội dung quan trọng của công tác vận động quần chúng vào Đảng. Các cấp ủy Đảng, trực tiếp là các chi, Đảng bộ cơ sở giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách Nhà nước về công tác dân tộc, thường xuyên nâng cao nhận thức về vấn đề này cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm cơ sở cho việc tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, chủ yếu do trình độ về văn hóa, chuyên môn của cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn thấp, nên so với tiêu chí phát triển Đảng thì chưa đáp ứng được, nên hạn chế đến công tác phát triển Đảng, cũng như chất lượng đảng viên. Vì vậy, cần tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào, nhằm tập hợp, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên ở khóm, ấp tham gia, có thể coi đây là một trong những kênh tạo nguồn quan trọng nhất để phát triển Đảng.

“Song song đó, thực hiện tốt quy trình kết nạp và quản lý đảng viên ở các chi bộ khóm, ấp. Đối với những đối tượng có đủ tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp Đảng, các chi bộ cần kịp thời hướng dẫn, nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp. Việc kết nạp quần chúng phải được tiến hành đúng thủ tục, đảm bảo nguyên tắc, phát huy dân chủ, coi trọng chất lượng, tránh tư tưởng xem nhẹ, đơn giản, đồng thời chấn chỉnh kịp thời tư tưởng hẹp hòi, định kiến. Lễ kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, phát thẻ đảng viên cần tổ chức trang trọng, chu đáo, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với đảng viên. Sau kết nạp, đảng viên cần có chương trình học tập, nâng cao trình độ; chú trọng việc phân công công tác cho đảng viên để thử thách, rèn luyện, kết hợp tuyên truyền tạo dư luận tốt cho đồng bào ủng hộ quần chúng là đảng viên, cảm tình Đảng; tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhận xét đánh giá của quần chúng, cấp ủy nơi cư trú và nơi đảng viên sinh hoạt. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng, giúp cấp ủy, chi bộ có thêm cơ sở để xem xét, quyết định. Tăng cường đưa đảng viên là cán bộ chủ chốt ở xã, thị trấn về sinh hoạt ở khóm, ấp làm nòng cốt cho các hoạt động và tạo nguồn phát triển đảng viên tại chỗ” - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tri Tôn Nguyễn Hữu Ngọc chia sẻ.

Trở lại câu chuyện “gỡ khó” của tỉnh trong phát triển đảng vùng ĐBDTTS, bài học kinh nghiệm cho thấy, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí là quyết định then chốt và là mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững vùng ĐBDTTS. Đó là điều kiện thuận lợi để có nguồn xem xét, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên; có chế độ đãi ngộ, ưu tiên cho cán bộ, đảng viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để người dân tin và phấn đấu vào Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2015-2020 khẳng định: “An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại, do đó, nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế được xác định theo thứ tự ưu tiên: “nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, nông nghiệp và du lịch là 2 mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh tạo nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng”. Như vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế ở lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, nhất là ở vùng có đông ĐBDTTS như Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu… sẽ là cách giải quyết căn cơ, lâu dài, phù hợp.

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Phát triển đời sống vật chất cho ĐBDTTS

Phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở An Giang - Kỳ cuối: “Gỡ khó” bằng nhiều giải pháp đồng bộ

Thiên nhiên An Giang ưu đãi nhiều cảnh đẹp

Định hướng trong thời gian tới, An Giang sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ người dân tộc; tăng cường cán bộ công tác ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách công tác dân tộc về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng công tác; đẩy mạnh phát triển đảng viên, giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ khoa học- kỹ thuật người dân tộc. Tỉnh cũng kỳ vọng Trung ương sẽ có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang. Tăng cường thực hiện chính sách cử tuyển, miễn giảm học phí bậc đại học cho con em ĐBDTTS, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đảm bảo về số lượng và trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Công tác phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên là ĐBDTTS nói riêng là một nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển Đảng, nhất là trong ĐBDTTS; làm tốt công tác quy hoạch và bồi dưỡng nguồn cán bộ, đảng viên phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Bên cạnh đó, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên để củng cố niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, tạo sức thu hút, tập hợp quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng cũng là một trong những giải pháp cần được chú trọng.

Bài, ảnh: GIA KHÁNH