Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Không ăn sáng trong thời gian dài dễ dẫn đến không đủ protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác, dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi cơ thể không được nạp đủ các nhóm chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, từ đó dễ mắc các bệnh tật hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa
Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị dạ dày, làm suy yếu chức năng của hệ tiêu hóa. Khi bụng bị bỏ đói trong một thời gian dài, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn nhưng không có gì để tiêu hóa, từ đó sẽ axit dạ dày sẽ quay ngược trở lại tấn công niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, ợ nóng.
Ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc
Glucose là nguồn năng lượng duy nhất cho não, hệ thần kinh. Những người bỏ bữa sáng sẽ có lượng đường trong máu tương đối thấp và không thể cung cấp đủ chất năng lượng cho hoạt động bình thường của não một cách kịp thời, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập và làm việc.
Ngoài ra, việc bỏ bữa sáng khiến bạn sẽ có cảm giác đói trước buổi trưa, điều này sẽ tạo ra phản ứng căng thẳng và dẫn đến não bộ giảm hưng phấn, hồi hộp, mệt mỏi, thiếu tập trung, đây cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả công việc và học tập.
Tăng nguy cơ béo phì
Nếu bỏ bữa sáng, khi đến giờ ăn trưa bạn sẽ đói bụng, điều này vô tình khiến bạn ăn quá nhiều, ăn mất kiểm soát, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì. Ăn quá nhiều nhưng ít vận động, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ khiến lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể, dẫn tới cân nặng tăng cao.