5 dấu hiệu cảnh báo 'rất nghiêm trọng' của tắc nghẽn mạch máu trong phổi

01/11/2021 - 10:25

Cục máu đông từ tĩnh mạch di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn mạch máu phổi gọi là thuyên tắc phổi.

Hiệp hội về Phổi của Anh British Lung Foundation cho biết hiện tượng "rất nghiêm trọng" như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu máu không đến phổi, cấp cứu thật nhanh mới có thể cứu mạng.

Tuy nhiên, trước tiên, cần phải biết khi nào cần gọi xe cấp cứu.

Một trong những triệu chứng chính của thuyên tắc phổi là đau ngực, có thể kèm theo hụt hơi hoặc khó thở. Bất kỳ triệu chứng nào sau đây đều quan trọng.

Thuyên tắc phổi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng SHUTTERSTOCK

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của huyết khối tĩnh mạch sâu

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh liệt kê các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu cần cấp cứu ngay là:

Đau nhói hoặc chuột rút ở một chân (hiếm khi cả hai chân), thường ở bắp chân hoặc đùi

Xung quanh vùng đau bị nóng

Xung quanh vùng đau tấy đỏ

Các tĩnh mạch bị sưng, cứng hoặc đau khi chạm vào.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết thêm, những triệu chứng này cũng xảy ra ở cánh tay hoặc bụng, tim, não.

Các triệu chứng khác của cục máu đông

5 dấu hiệu cảnh báo 'rất nghiêm trọng' của tắc nghẽn mạch máu trong phổi - ảnh 2

Triệu chứng cảnh báo huyết khối tĩnh mạch sâu là đau nhói hoặc chuột rút ở một chân, đỏ, nóng SHUTTERSTOCK

Tùy vào vị trí cục máu đông, mà các triệu chứng khác nhau:

Tim: Nặng hoặc đau ngực, khó chịu ở các vùng khác của cơ thể, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng

Não: Yếu mặt, tay hoặc chân, khó nói, các vấn đề về thị lực, đau đầu đột ngột và dữ dội, chóng mặt

Cánh tay hoặc chân: Đau đột ngột hoặc từ từ, sưng, đau và nóng, đỏ

Phổi: Đau tức ngực, khó thở, đổ mồ hôi, sốt, ho ra máu

Bụng: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy

Nếu gặp các triệu chứng và nghi ngờ mình có thể bị đông máu, hãy đi khám ngay lập tức, theo hetamology.com.

Những ai có nguy cơ?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm béo phì, mang thai, ngồi lâu trong các chuyến đi dài, hút thuốc, thuốc tránh thai, một số loại ung thư, chấn thương, một số phẫu thuật, trên 60 tuổi, tiền sử gia đình, viêm mạn tính, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao.

Tuy nhiên, có đến 30% các trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Có cách nào để giảm nguy cơ đông máu không?

Có một số biện pháp để giảm nguy cơ đông máu.

Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc

Tập thể dục thường xuyên và không ngồi trong thời gian dài

Uống nhiều nước trong suốt cả ngày, từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày

Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.

Đối với những người mới phẫu thuật, nên đi lại khi được phép.

Nên mang tất đi máy bay và đi lại bất cứ khi nào có thể.

Ngoài ra, cách tốt nhất là "uốn cong và duỗi thẳng chân, bàn chân và ngón chân sau mỗi 30 phút nếu phải ngồi lâu, theo Express.

Theo THIÊN LAN (Thanh Niên)