Quản lý tài chính tốt không chỉ là tiết kiệm giỏi, mà còn là tiêu dùng thông minh.
Đại dịch khiến nhiều người gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Cố vấn tài chính Willis Lau đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích trong việc đầu tư và tiết kiệm.
Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu được bức tranh toàn cảnh về quản lý tiền bạc. Thông thường, khi mọi người nói về tiền, họ có xu hướng liên hệ nó với việc mua bảo hiểm, mở một tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư chẳng hạn. Nhưng quản lý tài chính còn có nhiều thứ hơn thế.
Lời khuyên số 1: Hãy suy nghĩ về cách chi tiêu khôn ngoan thông qua câu hỏi này: Làm thế nào để chi tiêu một cách hiệu quả?
Tôi nghĩ làm việc này dễ dàng hơn rất nhiều so với tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, hãy bắt đầu suy nghĩ về cách dùng thẻ tín dụng và các nền tảng thanh toán mà bạn có thể nhận ưu đãi, chiết khấu hoặc thậm chí là hoàn tiền chẳng hạn.
Lời khuyên số 2: Tìm kiếm những nơi tốt nhất để giữ quỹ khẩn cấp
Tôi tin rằng hầu hết chúng ta sẽ dành ra một số tiền cho quỹ khẩn cấp, được gửi vào một tài khoản tiết kiệm với lãi suất phù hợp.
Nhưng khi đại dịch xảy ra, tôi nghĩ nhiều nhiều người sẽ thay đổi quan điểm. Bây giờ, điều quan trọng là phải xem xét có nơi nào khác để gửi tiền, nhằm hạn chế tiền bị mất giá.
Vì vậy, đối với các khoản tiền để dành cho những trường hợp khẩn cấp, chúng ta nên chú ý đến các nền tảng có thể mang lại tỷ suất sinh lợi tốt. Nói chung, các nền tảng này có thể là tài khoản ngân hàng có lợi suất cao, tài khoản quản lý tiền mặt hoặc thậm chí là các khoản đầu tư ngắn hạn.
Để xây dựng một kế hoạch tài chính, có một số thủ thuật mà bạn có thể áp dụng:
Bí quyết số 1: Hiểu và quản lý tốt dòng tiền
Đầu tiên, việc hiểu dòng tiền của bạn - “tiền vào” và “tiền ra” - có liên quan đến việc lập và sử dụng ngân sách. Vào cuối mỗi tháng, bạn nên đặt câu hỏi: Dòng tiền ròng của tôi là dương hay âm? Tốt nhất, nó nên dương.
Có những tháng bạn có việc đột xuất, chẳng hạn như tổ chức đám cưới hoặc sửa nhà thì dòng tiền âm cũng không sao cả. Nhưng nhìn chung, chúng ta cần có một dòng tiền dương, có tích luỹ hàng tháng.
Với những việc đột xuất kiểu này, lý tưởng là bạn nên lên kế hoạch trước hoặc có tiền dự phòng để tránh phải trả lãi cao. Quản lý tiền như vậy sẽ tối ưu hơn.
Bí quyết thứ 2: Bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp ngay bây giờ
Quỹ khẩn cấp là khoản tiền có thể giúp bạn sống được từ 6 đến 12 tháng để trong trường hợp khủng hoảng xảy ra, bạn vẫn có thể làm những điều mình muốn. Đối với những người chưa có quỹ khẩn cấp, sẽ thật tuyệt nếu ngay bây giờ bạn dành ra một số tiền cho quỹ này.
Trong trường hợp bạn mắc bệnh nguy kịch, quỹ này sẽ phát huy tác dụng.
Theo ĐĂNG DƯƠNG (Vietnamnet)