Cuộc sống ở hòn đảo đón năm mới đầu tiên trên thế giới

01/01/2025 - 10:28

Theo CNN, nơi đầu tiên chào đón năm mới trên thế giới là đảo Kiritimati, thuộc Cộng hòa Kiribati. Hòn đảo nhỏ này còn được gọi là đảo Giáng Sinh, nằm ở múi giờ GMT+7, nhanh hơn 19 giờ so với thành phố New York của Mỹ.

Đảo Kiritimati bước sang năm mới sớm hơn gần một ngày so với Mỹ. Trên thực tế, khi Kiritimati bước sang ngày đầu tiên 1/1/2025 vào lúc sau nửa đêm, ở New York mới chỉ là 5 giờ sáng ngày 31/12/2024.

country christmas island90.png

Ảnh: Christmas.net.au

Đây là một đảo nhỏ của Australia, cách Perth khoảng 2.600km về phía tây bắc. Thực tế, đảo Kiritimati gần Indonesia hơn cả lục địa Australia và mang vẻ đẹp hoang sơ ấn tượng.

Mặc dù tương đối nhỏ, trải dài trên diện tích chỉ khoảng 135km2, song đây lại là nơi có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với hơn 250 loài đặc hữu. Cộng đồng những người dân sống trên đảo rất thân thiện và mang tính tập thể cao.

7i6jyurtkm.jpg

Cộng đồng đa sắc tộc trên đảo sống gần gũi với thiên nhiên và rất thân thiện, chan hòa. Ảnh: Christmas.net.au

 

Theo điều tra dân số năm 2021, khoảng 22% trong số khoảng 1.700 cư dân trên đảo người gốc Hoa, 17% người Australia, 16,1% người Mã Lai, 12,5% người Anh và 3,8% từ Indonesia. Đó là lý do tại sao, những du khách khi tới đây có thể nghe thấy rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người dân được khuyến khích nói tiếng mẹ đẻ để những người trong các cộng đồng khác trên đảo tiện học hỏi.

Lịch sử hòn đảo

Một công ty của Anh phát hiện ra hòn đảo vào đúng ngày Giáng sinh năm 1643 nên vì thế hòn đảo có tên gọi đặc biệt như vậy. Sau khi phát hiện ra các mỏ phốt phát, người Anh đã triển khai hoạt động khai thác dựa vào sức lao động của người Trung Quốc, Malaysia,...

t6y7ijuu6jkmy.jpg

Ảnh: CNN

Năm 1942, trong Thế chiến thứ hai, quân đội Nhật Bản chiếm đóng đảo này. Năm 1943, một nửa dân số bị gửi đến các trại tù ở Indonesia. Sau chiến tranh, người dân trên đảo trở về từ Indonesia cùng với gia đình riêng của họ khiến cộng đồng nơi đây ngày càng đa dạng về nguồn gốc sắc tộc. Dẫu vậy, cuộc sống trên đảo không lộn xộn mà rất an bình. Rất ít người khóa nhà và một số thậm chí còn không rút chìa khóa ra khỏi ô tô.

Du lịch phát triển

Khoảng 64% diện tích của hòn đảo vẫn là đất công viên quốc gia và là nơi cư ngụ của nhiều loại cua dừa khổng lồ, chim bồ câu hoàng đế có màu ngọc lục bảo, chim bosun vàng thanh lịch và chim ngực đỏ.

67yuikjuymr.jpg

Ảnh: Christmas.net.au

Tháng 11 là thời điểm thu hút khách du lịch lớn nhất của hòn đảo. Trong thời gian này, ước tính có khoảng 40 triệu đến 50 triệu con cua đỏ di cư, bò trên đường và phủ kín các bãi biển. Du khách đặc biệt thích thú nhưng người dân đôi khi cảm thấy phiền toái bởi cua chiếm hết cả đường đi lối lại, thậm chí bò vào nhà, chui vào các thiết bị gia dụng. Cư dân sử dụng cào để nhẹ nhàng quét chúng ra khỏi đường và thậm chí còn xây dựng đường riêng, để hướng chúng đi vào rừng.

Những khó khăn còn tồn tại

Một trong những trở ngại cho ngành du lịch trên đảo là chi phí đi lại tới đây thường rất đắt đỏ. Hãng hàng không Virgin Australia chỉ cung cấp 2 chuyến bay mỗi tuần giữa Perth và đảo Kiritimati. Các chuyến bay thường bị hoãn hoặc hủy do thời tiết, giá vé cũng cao, khoảng 1.200 tới 1.400 USD/vé khứ hồi (30,5 tới 35,6 triệu đồng).

DSC_0006.jpg

Ảnh: ABCnews

Việc mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cũng là vấn đề. Một cư dân cho biết: "Đối với những dịp đặc biệt như sinh nhật và Giáng sinh, bạn cần lên kế hoạch trước 3 tháng để đảm bảo quà sẽ đến đúng thời gian mong muốn. Khi bọn trẻ còn nhỏ, chúng tôi luôn đặt mua tã lót cỡ lớn hơn do hàng thường bị chuyển chậm".

Khi nói đến thực phẩm tươi sống, hòn đảo này chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Thường hàng được tàu thủy vận chuyển cứ sau 6 đến 8 tuần một lần. Nhưng khi sóng to, thuyền không thể cập bến. Có một chuyên cơ vận tải tới đảo 2 tuần/lần, nhưng chi phí đắt gấp đôi.

Theo Vietnamnet