Miền Tây có thêm 2 tỷ USD cho các dự án trọng điểm
Phát biểu kết luận tại Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định: "đầu tư cho ĐBSCL chính là đầu tư cho cả nước". Theo đó, ĐBSCL sẽ được dành riêng 2 tỷ USD vốn tăng thêm so giai đoạn 2016-2021, để đầu tư vào các dự án liên vùng giải quyết điểm nghẽn về giao thông vận tải, biến đổi khí hậu...
Công trình cầu Vàm Cống đã hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào sử dụng từ 19-5-2019.
Thủ tướng cũng đồng tình với ý kiến cần phải ưu tiên nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng Tây Nam Bộ, đẩy nhanh các dự án đã được quy hoạch để cải thiện môi trường kinh doanh. Ví dụ cụ thể về tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Thủ tướng cho biết đây là dự án sẽ được ưu tiên dồn sức trong năm nay.
Nhiều công trình trọng điểm và dự án cao tốc đang được triển khai theo định hướng của Chính phủ, trong đó không thể bỏ qua các dự án như tuyến đường sắt cao tốc nối liền TP. HCM - Cần Thơ, sẽ làm tăng tính kết nối liên vùng giữa ĐBSCL với TP.HCM, cũng như toàn khu vực Đông Nam Bộ.
Trong giai đoạn 2017-2020, có 11 dự án đường bộ cao tốc dự kiến hoàn thành, với tổng chiều dài 654km từ Bắc đến Nam. Ngoài trục cao tốc Bắc - Nam, các dự án hạ tầng giao thông trong khu vực cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây và tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản vào khu vực này.
Bất động sản An Giang – Thị trường “nóng sốt” cho nhà đầu tư
Theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường bất động sản và đất nền An Giang được đánh giá khá cao và là đích đến của nhiều nhà đầu tư khi có quỹ đất sạch, quy mô lớn và có tiềm năng phát triển lâu dài về: nhà ở, thương mại, dịch vụ, du lịch…
Khảo sát thị trường An Giang cho thấy có được sự chuyển dịch mạnh về bất động sản như vậy là nhờ sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn trong ngành địa ốc đã “mạnh tay” đầu tư vào An Giang, với mong muốn khai phá và xây dựng một nền kinh tế đô thị bền vững.
An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị loại II là TP.Long Xuyên và TP.Châu Đốc.
Nhiều dự án với cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang và đầy đủ tiện nghi được hình thành gắn với tên tuổi của các “ông lớn” trong ngành BĐS, như: Trung tâm thương mại Vincom Plaza, do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư; dự án First Home An Giang, do Công ty Cổ phần Tổ chức nhà Quốc gia làm chủ đầu tư, dự án Khu đô thị Golden City của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Đông Á (thuộc Alphanam Group)…
Các dự án Khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phức hợp, do Tập đoàn Sao Mai An Giang đầu tư cũng là điểm nhấn ấn tượng trong bức tranh tổng thể của An Giang. Nếu như các nhà đầu tư nói trên có xu hướng đầu tư tập trung tại 2 thành phố vệ tinh của của An Giang là Long Xuyên và Châu Đốc, thì thị trường nhà đất vùng ven 2 thành phố này lại được đánh giá là thị trường tiềm năng không kém, song còn bỏ ngỏ chưa được khai phá xứng tầm.
Giới chuyên môn nhận định, trong năm 2019 đến 2020, tiềm năng phát triển của An Giang không chỉ gói gọn tại các đô thị trung tâm tại Long xuyên, Châu Đốc, mà sẽ dịch chuyển sang các huyện, thị xã lân cận, như: Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Mỹ, An Châu, Tân Châu…, với nhiều dự án chất lượng sẽ “bùng nổ” theo xu hướng đô thị hóa, kéo giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cùng với chủ trương mời gọi đầu tư mở rộng đô thị theo quy chuẩn của chính phủ.
Bên cạnh đó, thêm một điểm mấu chốt hấp dẫn nhà đầu tư là giá đất nền tại khu vực vùng ven còn “khá mềm”, cùng với các lợi thế về hạ tầng, kết nối giao thông thuận lợi, tiềm năng về du lịch và nghỉ dưỡng với các địa điểm, di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng đã hiện hữu. Đây là những điểm sáng tạo nên làn sóng đầu tư mới hướng tới nguồn khách hàng là người dân địa phương, lãnh đạo, các tiểu thương và các nhà đầu tư thứ cấp từ các thành phố lớn sẽ mạnh dạn “rót tiền” vào phân khúc này nhằm đón đầu cơ hội tại thị trường An Giang trong thời gian tới.
NGỌC THI