Trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nếu như trước đây, rất ít DN được hỗ trợ đầu tư vào NN thì thời gian qua, có nhiều dự án (DA) được hỗ trợ hơn. Đến nay, UBND tỉnh đã hỗ trợ đầu tư cho 5 DN (5 DA) với tổng kinh phí hỗ trợ 20 tỷ đồng. Điển hình như DA Trang trại chăn nuôi bò SD có tổng vốn đăng ký đầu tư 150 tỷ đồng, được hỗ trợ 5 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 2 tỷ đồng). Đối với DA Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu Antesco, trong tổng mức đầu tư là 135 tỷ đồng, tổng vốn hỗ trợ 5 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 2 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 3 tỷ đồng). Trong khi đó, DA Hệ thống tháp sấy lúa được ngân sách tỉnh hỗ trợ 2 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư 9 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh cũng hỗ trợ 5 tỷ đồng cho DA Nhà máy chế biến lương thực Trịnh Văn Phú (tổng vốn đăng ký đầu tư 143 tỷ đồng), hỗ trợ 3 tỷ đồng cho DA Trại heo CNC Việt Thắng An Giang (tổng vốn đăng ký đầu tư 130 tỷ đồng). Ngoài ra, các DN hoạt động trong lĩnh vực NN được tiếp cận chính sách từ chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10-3-2016 của UBND tỉnh.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, riêng trong lĩnh vực NN ƯDCNC, để tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận gói tín dụng ưu đãi từ Chính phủ, ngành NN đã tăng cường hỗ trợ DN thực hiện các thủ tục công nhận DN NN ƯDCNC (theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 19-4-2018 của Thủ tướng Chính phủ), vùng NN ƯDCNC (theo Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 25-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ) và xác nhận các DA NN ƯDCNC, DA NN sạch (theo Quyết định số 738/QĐ-BNN&PTNT ngày 14-3-2017 của Bộ NN&PTNT). Sau khi được công nhận DN NN ƯDCNC hoặc vùng NN ƯDCNC, DN có thể thuận lợi tiếp cận gói vay ưu đã theo Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24-4-2017, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển NN ƯDCNC, NN sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7-3-2017 của Chính phủ. Mức lãi suất vay ưu đãi thấp hơn 0,5 - 1,5% so với mức lãi vay thông thường.
Dự án sản xuất và chế biến rau, củ, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP tỉnh An Giang 2018-2020 của Công ty TNHH MTV TM-DV Phan Nam
Cơ hội phát triển
Theo ông Lâm, tính đến nay, ngành NN đã hỗ trợ các DN được UBND tỉnh trao quyết định công nhận 1 vùng NN ƯDCNC (vùng chuối VIFABA của Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Vĩnh Phát) và xác nhận 6 DA NN ƯDCNC, gồm: DA Bình Phú của Công ty Cổ phần 620 Châu Thới; DA đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo, gà CNC và trồng cây ăn trái của Công ty TNHH Nông nghiệp CNC An Khang; DA Trang trại chăn nuôi gà và trồng cây ăn trái CNC của Công ty TNHH NN Chất lượng cao Sơn Huy; DA sản xuất và chế biến rau, củ, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP tỉnh An Giang 2018 - 2020 của Công ty TNHH MTV TM-DV Phan Nam; DA NN ƯDCNC Bảy Núi An Giang; DA nuôi cá đặc sản thương phẩm ƯDCNC của Hợp tác xã Mekong Coop. “Thời gian tới, ngành NN sẽ tập trung hỗ trợ các DN trong thực hiện thủ tục công nhận để có thể tiếp cận các chính sách ưu đãi từ Trung ương cũng như của tỉnh” - ông Lâm nhấn mạnh.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, ngày 17-4-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP) quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực NN, NT. Trong đó, quy định rõ về đối tượng, điều kiện và giá trị được hưởng cụ thể theo từng loại DA. Nghị định này quy định rõ những ngành, nghề ưu đãi đầu tư trong NN, NT; trình tự, thủ tục đầu tư và trách nhiệm của Trung ương và địa phương. “Để hiện thực hóa Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư dự thảo nghị quyết triển khai thực hiện Nghị định 57 trình HĐND tỉnh trong kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. Riêng ngành NN sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh những cơ chế chính sách để hỗ trợ các DN đầu tư vào lĩnh vực NN, NT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đầu tư vào những ngành tạo ra sản phẩm NN chủ lực cấp tỉnh” - ông Lâm thông tin.
Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN