- Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo lập môi trường làm việc điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp xã. Qua đó, minh bạch hoá mọi hoạt động và các dịch vụ công; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, ứng dụng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, quốc phòng - an ninh... được triển khai mạnh mẽ theo đề án “An Giang điện tử”.
AA
Tăng cường ứng dụng công nghệ
Ở lĩnh vực du lịch (DL), phần mềm quản lý và quảng bá DL trên địa bàn tỉnh, phần mềm quản lý lưu trú đang được triển khai, phát triển DL thông minh hướng đến phát triển DL địa phương nhanh và bền vững. Hệ thống camera giám sát và quảng bá trực tuyến các khu, điểm DL trên địa bàn tỉnh đã được lắp phục vụ cho việc quảng bá và quản lý an ninh trật tự tại các khu DL.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như: mô hình sản xuất nông nghiệp dưa lưới bằng việc sử dụng giải pháp chuỗi cung ứng nông nghiệp - công nghệ cao với module nông nghiệp công nghệ cao và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm dưa lưới.
Trong giáo dục và đào tạo, 100% số trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh đã có phòng máy và đưa bộ môn tin học vào giảng dạy cho học sinh, cấp tiểu học có 13,8% các trường có giảng dạy bộ môn tin học. Các đơn vị trường học ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giảng dạy như: quản lý học sinh, phiếu liên lạc điện tử, ngân hàng đề thi và ứng dụng kiểm tra khách quan, e-learning…
An Giang duy trì, phát triển hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tất cả 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đã lắp đặt hơn 10.841 camera giám sát, trong đó trên 8.192 camera thực hiện xã hội hóa, hơn 2.649 camera do nhà nước đầu tư để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, triển khai phần mềm quản lý đối tượng tội phạm và nghi vấn, cơ sở dữ liệu về dân cư, phần mềm quản lý tai nạn giao thông và phần mềm đăng ký quản lý phương tiện giao thông...
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và hoạt động ngành y tế, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện đều ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị bệnh viện; phần mềm quản lý khám, chữa bệnh ngoại trú bảo hiểm y tế được triển khai ở 100% tuyến xã và huyện, liên thông cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế toàn tỉnh. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và huyện ứng dụng bệnh án điện tử (Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh, Bệnh viện Nhật Tân...) từng bước hướng đến bệnh viện thông minh, y tế thông minh.
Tập trung triển khai
Ngày 15-10-2017, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh (https://dichvucong.angiang.gov.vn) chính thức cung cấp tình trạng hồ sơ để người dân và doanh nghiệp tra cứu khi gửi trực tuyến hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) hoặc nhắn tin tra cứu và đã triển khai dịch vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành dùng chung tích hợp chữ ký số đã triển khai 100% cơ quan nhà nước, đoàn thể, cơ quan Đảng từ cấp tỉnh đến cấp xã đều gửi, nhận trên môi trường mạng; cấp trên 14.000 tài khoản thư điện tử cho các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức sử dụng.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trương Minh Thuần trao bằng khen UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong ứng dụng công nghệ thông tin gắn với giải quyết thủ tục hành chính năm 2019
Hầu hết các sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 618/QĐ-UBND ngày 22-3-2019 về việc phê duyệt khung đề án “An Giang điện tử”.
Tỉnh đang thiết lập hệ thống đăng nhập 1 lần, sử dụng tất cả các hệ thống phần mềm trên địa bàn tỉnh; từng bước xây dựng và thiết lập cơ sở dữ liệu người dùng tham gia giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Duy trì, phát triển hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã bằng hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin. 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước.
Tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cổng thông tin điện tử tỉnh được xếp hạng 7/63 tỉnh, thành phố. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, An Giang được xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố. Cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp 100% TTHC cấp tỉnh, huyện và xã; cung cấp dịch vụ công mức độ 3 và 4 đạt tỷ lệ trên 40%. Là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính theo quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại 11 huyện và 156 xã, phường, thị trấn đã được trang bị phần mềm, thiết bị để giám sát tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức. Tất cả TTHC cấp tỉnh, huyện, xã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đã tích hợp thông tin tình trạng hồ sơ vào trang một cửa trên Cổng dịch vụ công để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc tra cứu tình trạng hồ sơ khi gửi hồ sơ trực tuyến hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC của các cơ quan trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh hoặc nhắn tin tra cứu tình trạng hồ sơ đã gửi.
Tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bưu chính, chuyển phát, xây dựng hạ tầng logistics để phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025. Tăng trưởng dịch vụ và doanh thu từ logistics và thương mại điện tử 30%/năm. Đồng thời, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó, cán bộ - công chức - viên chức là lực lượng đi đầu trong thanh toán điện tử các dịch vụ công.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trương Minh Thuần cho biết, năm 2020, tỉnh đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ công và đảm bảo phát triển thương mại điện tử, logistics; lĩnh vực viễn thông phấn đấu tăng trưởng trên 10% và triển khai thí điểm 5G. Đẩy mạnh công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đến tận địa chỉ, chuẩn bị các điều kiện triển khai đề án của Chính phủ về “Thí điểm thực hiện và cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích tại địa phương”; có giải pháp từng bước đưa siêu thị điện tử đến 527.000 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục triển khai đề án “An Giang điện tử”; phấn đấu 100% hồ sơ TTHC được giải quyết thông qua hệ thống thông tin một cửa điện tử, trên 96% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử; dịch vụ công trực tuyến đạt trên 40% mức độ 3 và trên 30% mức độ 4. Phấn đấu để hầu hết cán bộ - công chức - viên chức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Duy trì 100% xã trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới về thông tin - truyền thông; nâng chất xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao về lĩnh vực thông tin - truyền thông…
HỮU HUYNH
G
M
T
Y
Text-to-speech function is limited to 200 characters
Options : History : Feedback : Donate
Close
Mọi phản ánh, ý kiến, tin, bài và hình ảnh cộng tác của độc giả có thể gửi đến Báo An Giang theo địa chỉ: