Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2): Đề thi Ngữ văn vừa sức

06/08/2021 - 12:37

 - Sáng 6-8, tại 11 điểm thi ở 3 huyện: An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên và TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang), 1.574 thí sinh (vắng 5 thí sinh tự do không rõ lý do) đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2), với môn thi Ngữ văn. Kết thúc buổi thi không có thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.

 Theo nhận định của một số giáo viên và thí sinh, đề thi Ngữ văn đợt 2 so với đợt 1 có mức độ tương đương nhau, không khó hơn cũng không dễ hơn. Phần I đọc hiểu (3 điểm) vừa sức thí sinh, vấn đề đặt ra trong đoạn trích “Món quà cuộc sống – Dr.Bernie S. Siegel” rất thiết thực với tình hình chung của nhân loại, có tính giáo dục.

Đối với câu nghị luận xã hội (câu 1, phần II) không khó, học sinh có học lực trung bình và khá có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề bài. Riêng câu nghị luận văn học (câu 2, phần II), yêu cầu nhận xét về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ trích từ bài thơ “Tây Tiến” giúp phân hóa trình độ thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh chỉ cần bám sát văn bản, vận dụng kỹ năng phân tích và năng lực cảm thụ văn học của mình là có thể hoàn thành được phần lớn yêu cầu của đề.

Để đảm bảo an toàn công tác phòng,  chống dịch COVID-19, trước ngày thi, tại 11 điểm thi đều được vệ sinh, khử khuẩn cẩn thận. Đồng thời, chuẩn bị các loại vật tư y tế thiết yếu và số thuốc phù hợp đáp ứng kịp thời yêu cầu chữa trị, chăm sóc ban đầu tại điểm thi.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Trần Văn Thành (thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) chờ vào phòng thi

Đề thi môn Ngữ văn

Gợi ý đáp án:

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

Đọc hiểu

3,0

1

Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau - bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch - có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.

 

2

Những điều cần gũi, trong việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung: không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật...

 

3

 

 

4

Nêu quan điểm cá nhân, lý giải hợp lý.

 

II

Làm văn

7,0

 

Viết đoạn văn về trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.

Gợi ý từ đọc tài liệu.

- Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Tinh thần hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân được hiểu là thái độ sống tích cực, cùng liên kết, giúp đỡ lẫn nhau để đạt hiệu quả cao trong công việc, trong học tập, vì lợi ích chung.

- Thái độ hợp tác tốt với mọi người của mỗi cá nhân được thể hiện ở việc biết lắng nghe ý kiến của mọi người; biết chia sẻ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong công việc; tin tưởng và đặt niềm tin vào người khác; sẵn sàng góp ý trên tinh thần trách nhiệm, thân ái và dây dựng.

- Sự hợp tác, đoàn kết giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất, làm được những việc lớn lao và chắc chắn thành công trong công việc.

- Nếu không có tinh thần hợp tác với mọi người, bản thân sẽ làm việc đơn độc, không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tập thể, khó vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Người không muốn hợp tác thường tách mình ra khỏi tập thể, sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm. Những người như thế thật đáng chê trách.

- Là học sinh, nhất định phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể và cộng đồng, xây dựng mối liên kết bền chặt với những người xung quanh, không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

2

Nghị luận văn học. 

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

 

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”

- Dẫn dắt vào trích thơ: khổ thơ thể hiện một thế giới lãng mạn và trữ tình ở vùng Tây Bắc với những kỉ niệm đẹp.

 

*Nội dung chính cần phân tích/ cảm nhận (2.5).

Luận điểm 1: Thiên nhiên và con người miền Tây Bắc (4 câu đầu)

- Thiên nhiên và con người Tây Bắc là một thế giới hoàn toàn khác với đoạn thơ đầu. Đó là một cảnh sắc mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, đầy chất thơ, chất nhạc và hào hoa lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa...

Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ

+ Hình ảnh quá đỗi đẹp giữa thiên nhiên con người Tây Bắc, đó là hình ảnh giao lưu giữa các chiến sĩ hành quân và các cô gái Thái e ấp, dịu dàng và không kém phần rực rỡ

+ Họ cùng giao lưu, chuyện trò, cùng nhảy múa cho ta thấy được tình cảm quân nhân đối với những người dân và ngược lại

+ Đó là một đêm nhạc vui vẻ của những người chiến sĩ, bỏ lại đằng sau sự ác liệt của chiến tranh

+ Họ đã cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một tình đoàn kết giữa tiền tuyến và hậu phương

-> Quang Dũng đã vẽ lên những nét vẽ khỏe khoắn và đầy mê say dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn.

+ Chúng ta có thể thấy được các cô gái nơi đây có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đứng trước những chiến sĩ, đó không chỉ nói lên sự ngưỡng mộ đối với các chiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm tình cảm của các cô gái dành cho các chiến sĩ, nó được nhìn rõ qua câu thơ:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

- Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây. Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

“Người đi Mộc Châu chiều sương ấy...

...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

+ Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích.

+ Không gian dòng sông buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước bến bờ hoang dại như một bờ tiền sử.

"Có nhớ dáng người trên độc mộc "

-> Câu thơ không tả mà gợi, gợi cái dáng mềm mại uyển chuyển của cô gái trên chiếc thuyền độc mộc. Cảnh rất thơ và người cũng rất tình.

=> Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây - tâm hồn Quang Dũng.

* Đánh giá (0,5)

Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình về các nhận định; cần nhận thức được những hiểu biết về tác giả và việc bám sát văn bản để bày tỏ ý kiến và thuyết phục về vấn đề là quan trọng.

Gợi ý: khát quát lại nội dung khổ thơ thứ hai: bức tranh diễm lệ có sức hòa hợp diệu kì giữa thiên nhiên và con người. Qua đó, càng cho ta thấy cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng khiến thơ của ông luôn cuốn hút và đậm chất tình.

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

MỸ LINH– DUY ANH

 

Liên kết hữu ích