Trong số 6.957 ca COVID-19 mắc mới tại 37 tỉnh, thành phố, có 3.897 ca được phát hiện tại cộng đồng.
Các ca phân bố tại TP.HCM (3.670), Bình Dương (1.787), Đồng Nai (735), An Giang (116), Long An (107), Kiên Giang (81), Tiền Giang (71), Bình Thuận (61), Tây Ninh (50), Hà Nam (50), Cần Thơ (30), Quảng Bình (17), Quảng Trị (16), Khánh Hòa (15), Ninh Thuận (15), Đồng Tháp (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Bình Định (13), Bạc Liêu (13), Bình Phước (11), Hà Nội (8)…
Theo Bộ Y tế, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là TP.HCM (giảm 702), Bình Dương (giảm 316) và An Giang (giảm 56). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Đồng Nai (tăng 109), Bình Thuận (tăng 23), Tiền Giang (tăng 22).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 8.665 ca/ngày. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 797.712 ca nhiễm, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 793.149 ca, trong đó có 657.902 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước là Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lạng Sơn.
7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Quảng Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định.
Cũng theo Bộ Y tế, các địa phương có số ca mắc COVID-19 cao trong đợt dịch này là TP.HCM (392.329), Bình Dương (212.843), Đồng Nai (49.330), Long An (32.575) và Tiền Giang (14.071).
Trong ngày 1/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 27.250, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 636.081 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.131 ca.
Hôm nay, Việt Nam ghi nhận 136 ca tử vong. Các ca phân bố tại TP.HCM (96), Bình Dương (19) Long An (5), Đồng Nai (5), Cần Thơ (3), An Giang (2), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1) và Kiên Giang (1).
Trung bình số tử vong 7 ngày qua là 167 ca. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.437 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về tình hình xét nghiệm, trong 24 giờ qua, chúng ta đã thực hiện 221.111 xét nghiệm cho 655.644 lượt người. Từ 27/4 đến nay, Việt Nam đã thực hiện xét nghiệm 18.693.337 mẫu cho 53.346.601 lượt người.
Trong ngày 30/9, có 707.132 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 42.888.157 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.069.709 liều, tiêm mũi 2 là 9.818.448 liều.
Cũng trong hôm nay, Bộ Y tế chỉ đạo, hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức xây dựng kế hoạch chi tiết phòng chống dịch và tổ chức khám, chữa bệnh, ngăn chặn, khống chế, không để nguồn lây lan ra cộng đồng.
Tại Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức phân luồng, cách ly trong khám, chữa bệnh, công tác phòng chống dịch COVID-19. Bệnh viện lập danh sách người bệnh đến khám, điều trị, ra viện có liên quan đến các nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2 từ 19/9 đến 30/9. Lực lượng chức năng cũng đã điều tra trường hợp liên quan, rà soát F1, F2 và đã lấy toàn bộ hơn 4.000 mẫu xét nghiệm.
Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục kiểm soát người ra, vào TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Bộ yêu cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để người dân không tự ý di chuyển về quê. Phối hợp đưa công nhân, người lao động đã về quê trở lại địa phương để khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Tại Kiên Giang, từ ngày 1-3/10, TP.Phú Quốc tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho hơn 112.000 người. Đây là đợt tiêm chủng vắc xin lớn nhất tại TP. Phú Quốc. Hoàn thành đợt tiêm chủng này, 100% người dân Phú Quốc (trong độ tuổi tiêm vắc xin) được tiêm mũi 1 và phấn đấu đến cuối tháng 10 sẽ hoàn thành mũi 2 cho toàn bộ cư dân thành phố.
Theo NGỌC TRANG (Vietnamnet)