Các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với các nhóm vấn đề sau:
+ Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử;
+ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường;
+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu kết thúc nhóm vấn đề chất vấn.
“Nóng” với giá điện việc đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội
Theo đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Quảng Nam: Tất cả nội dung, lĩnh vực chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đều quan trọng và “nóng” đặt ra với thực tiễn.
Một trong những nội dung đại biểu Tạ Văn Hạ quan tâm tại phiên chất vấn là giá điện, năng lượng thuộc lĩnh vực của Bộ Công Thương.
Theo đại biểu, vấn đề giá điện liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, thu nhập của người dân. Đây là mặt hàng thiết yếu, tác động đến giá cả tiêu dùng của các hàng hóa khác.
Do đó, vấn đề liên quan đến đời sống người dân được cử tri quan tâm thì sẽ được đại biểu đưa vào Nghị trường kỳ này.
Điện năm 2024 hiện vẫn đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế và tiêu dùng xã hội nhờ điều hành của Chính phủ và điều hành của hệ thống điện đáp ứng đời sống sinh hoạt của cả nước.
Tuy nhiên vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, liên quan đến sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế.
Do đó, đại biểu mong muốn phải có một chiến lược và tầm nhìn dài hạn để khi nền kinh tế tăng trưởng dài thì điện phải đáp ứng được cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bởi vì điện là hàng hóa đặc biệt không dễ tích lũy như các hàng hóa khác và nếu dự trữ được thì giá thành rất cao.
Cần có sự điều tiết linh hoạt, khi nền kinh tế nhu cầu điện cao đòi hỏi nguồn cung cấp phải đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu. Nhưng khi nhu cầu nền kinh tế giảm, thì lúc đó cần cắt giảm điều tiết.
Nếu cứ phát triển ồ ạt thì sẽ có lúc dư thừa nhưng nếu không có tầm nhìn dài hạn để khi nhu cầu cao lại lâm vào trạng thái bị động thì sẽ gây khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Theo Chính Phủ
T
Mọi phản ánh, ý kiến, tin, bài và hình ảnh cộng tác của độc giả có thể gửi đến Báo An Giang theo địa chỉ: